čtvrtek 18. července 2013

Mercedes-Benz SLK350


Những con đường ven biển lượn quanh núi hòa cùng tiếng sóng, những cơn gió mát dịu mơn man làn da, cảnh tượng tuyệt vời này ngay lập tức hiện lên trong trí tưởng tượng của chúng tôi khi hẹn hò " cô nàng" mui trần Mercedes-Benz SLK350 2012. Với tuyệt phẩm mang tính cách mạng này, dường như mọi cảm xúc trong ta đều được thăng hoa! Tuy nhiên trải nghiệm của nhóm phóng viên Xe Hơi với SLK350 2012 lại diễn ra trong cái nóng oi ả đầu hè của một Hà Nội chật chội và đông đúc. Song không vì vậy mà ấn tượng về công nghệ, tiện nghi và cảm giác lái cùng mui trần SLK350 lại mất đi sức hấp dẫn vốn có của nó. Mới chỉ xuất hiện tại Việt Nam từ tháng 11 với màn ra mắt như không thể hào nhoáng hơn tại Việt Nam Motor Show 2011, Mercedes-Benz SLK350 nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý của phân khúc xe mui trần hạng sang, vượt qua vài đối thủ hiếm hoi từ Audi và Lexus. Điều này cũng dễ hiểu thôi, bởi lẽ SLK350 đã phải tốn rất nhiều công sức để thực hiện cuộc cách mạng cho cả nội và ngoại thất. Sở dĩ chúng tôi gọi SLK350 với biệt danh “cô nàng” vì bản chất chiếc mui trần này được sinh ra cho phái nữ. Dù được nhào lặn bằng nhiều đường nét rắn rỏi, nhưng xe vẫn toát lên vẻ nhẹ nhàng và thanh lịch. Cuốn hút từ mọi góc nhìn Dù có ngắm nghía phía trước, phía sau hay từ trên cao xuống, tôi vẫn không thể rời mắt khỏi từng đường cong chắc chắn trên thân hình của chiếc mui trần gắn lô-gô sao ba cánh này. Nó mang tới luồng gió mới mẻ, hoàn toàn khác biệt với tạo hình McLaren của thế hệ cũ.
Ít ai tin rằng SLK xuất hiện từ những năm 1990 như món quà mà Mercedes-Benz ưu ái cho phái nữ, nó được xem như bản mini của biểu tượng mui trần SL huyền thoại. Sau ba lần thay đổi, SLK từ Đức đã hài hòa hơn, phù hợp cho cả hai giới. Tuy nhiên, lần thứ 3 thì SLK lại nỗ lực tạo nên cuộc cách mạng về thiết kế. Chúng ta được chiêm ngưỡng SLK gợi cảm như ngày nay là vì “mối duyên tình“ với McLaren đã hết, Mercedes-Benz tự phát triển mẫu mui trần của riêng mình. Mục tiêu thiết kế đi theo hướng khác, vì vậy kết quả là SLK gợi nhớ đến chiếc siêu xe thể thao cửa mở kiểu cánh chim SLS AMG Gullwing trị giá tới nửa triệu USD, hơn là kiểu dáng mô phỏng của “mũi tên” bạc SLR McLaren của thế hệ trước. Xét một cách tổng thể, với vẻ ngoài được trau chuốt tới từng chi chiết, SLK350 2012 gợi cho chúng tôi một cái nhìn hoài cổ của những chiếc xe thể thao 2 chỗ những năm cuối 50, nhưng vẫn toát lên vẻ hiện đại của thể kỷ 21. “Tốt nhất hoặc không gì cả” triết lý này của Mercedes-Benz xuyên suốt quá trình phát triển mẫu mui trần SLK, cho dù thiếu vắng sự trợ lực của McLaren. Và như thông lệ, một tuyệt tác xe hơi thường gây chú ý nhất ở “khuôn mặt”, Mercedes-Benz SLK 350 đích thực là hình mẫu thăng hoa cho ngôn ngữ thiết kế đương đại của Mercedes-Benz. Mặt tiền của chiếc mui trần lịch lãm đến từ Đức ngay lập tức thút hút mọi ánh nhìn như một tổng thể khó mà phá vỡ và nó sẽ không hoàn hảo nếu thiếu đi dù chỉ một chi tiết nhỏ. Có lẽ, chúng tôi cho rằng, mọi phần của gương mặt ấy đều là điểm chính, có tác dụng ngang hàng nhau từ lưới tản nhiệt mới, thẳng đứng mở rộng theo hình khối, tạo điểm nhấn vào lô-gô 3 cánh to bản chính giữa, cửa gió phía dưới, hốc đèn chiếu sáng ban ngày và cả hai cụm đèn pha cân đối. Chẳng khó khăn gì để chúng tôi thấy được sự khác biệt của SLK350 so với “người tiền nhiệm”, hình bóng phong cách mũi xe dẹt thuôn dài ra phía trước đã hoàn toàn biến mất. Mercedes-Benz đã đúng đắn để SLK trở về đúng vị trí của một chiếc mui trần lịch lãm, lôi cuốn hơn hẳn với tạo hình “dị” lai McLaren. Hơn nữa, tạo hình mới của lưới tản nhiệt còn nhường “đất” cho nắp ca-pô dài hiên ngang tỏa sáng. Mũi xe với những đường dập nổi tạo thành hình chữ V nổi tiếng của Mercedes-Benz. Thiết kế này tạo cảm giác vẻ mạnh mẽ được ẩn giấu phía dưới nắp ca-pô. Dù sao thì cặp mắt sắc vẫn tạo nên linh hồn cho mặt tiền của chiếc mui trần nhà Mercedes-Benz. Không cầu kỳ uốn lượn, cặp đèn pha gọn gàng tung hứng đến hoàn hảo với ngoại hình mới SLK 350, khiến chúng tôi liên tưởng tới thiết kế đã đi vào lịch sử của chếc 190SL huyền thoại ở thập niên 50. Tuy nhiên, dù theo đuổi phong cách retro cổ điển thì vẫn không thể chê được phá cách táo bạo khi gắn lên “đôi mắt” cặp mascara bằng đèn LED hiện đại. Đối lập phía dưới là dải đèn LED làm nhiệm vụ báo rẽ. Điểm nhấn phần dưới còn có dải đèn LED chiếu sáng ban ngày kết hợp với nẹp crôm quyền quý. Sức cuốn hút của cụm đèn pha lan cả sang thiết kế mới ở hai bên sườn xe. La-zăng thể thao, mang gió phía trên vè xe, gương chiếu hậu tích hợp xi-nhan, tay nắm cửa thiết kế cách điệu làm nhiệm vụ những phụ kiện hoàn chỉnh cho một bộ đồ hàng hiệu. Với thiết kế đầu xe dài và đuôi xe thu gọn giống chiếc SLS AMG, SLK350 như một mũi tên sẵn sàng dời dây cung lao vút đi bất cứ lúc nào. Đồng thời, hiệu quả khí động học cũng cải thiện đáng kể, hệ số cản gió giảm còn 0,30Cd từ 0,32Cd trên thế hệ trước. Hiếm có chiếc xe nào chúng tôi đã từng trải nghiệm lại thuyết phục hoàn toàn về phương diện thiết kế cả 4 chiều như Mercedes-Benz SLK350. Vậy nên, không có lý do gì để bỏ qua vẻ đẹp phía sau của chiếc mui trần cá tính này. Mercedes-Benz rất khéo léo khi tạo ra mí nắp cốp sau cách tân, tích hợp đèn LED báo phanh và cụm đèn hậu LED cỡ lớn. SLK 350 là mẫu xe đầu tiên được Mercedes-Benz thử nghiệm thiết kế đèn LED kiểu dải ngang. Không nằm ngoài dự đoán, Mercedes-Benz đã thành công với việc “đo ni đóng giày” kiểu đèn hậu này cho SLK350 thế hệ thứ 3. Kết thúc hoàn hảo cho diện mạo mượt mà của chiếc mui trần là hệ thống ống xả kép hình thang, gia tăng ấn tượng “cơ bắp” cho chiếc mui trần. Nội thất thăng hoa SLK350 thế hệ mới trung tính hơn, có thể là bạn đồng hành cho cả nam và nữ giới. Nội thất thể hiện tinh thần này rõ nét nhất. Chúng tôi vẫn cảm nhận được hình khối cứng cáp, bề mặt uyển chuyển, thậm chí pha chút màu sắc sặc sỡ.
Khi chiếc mui cứng mở ra, không gian đầy chất thể thao được chào đón bằng một “bản hòa tấu” nhịp nhàng giữa da và nhôm mờ. Nếu bề mặt nào không bọc da thì nhôm sẽ xuất hiện ở đó, cứ như thế chúng ta được chiêm ngưỡng tuyệt tác của đẳng cấp sang trọng với độ chính xác tới từng mũi chỉ đỏ có màu tương phản với da. Mặc dù có kích thước nhỏ gọn nhất phân khúc, dài, rộng, cao lần lượt 4.143 x 1.810 x 1.301mm, chiều dài cơ sở 2.430mm, nhưng SKL 350 lại khiến chúng tôi phải bất ngờ về không gian phóng khoáng đến vậy. Hai chỗ ngồi ưu ái phần để chân rộng với ghế ngồi rất thoải mái. Ngay cả khi chiếc mui đóng lại, chẳng ai thấy khó chịu vì trần xe quá thấp, trong khi tầm nhìn quan sát có thể bao quát tốt phía trước. Điều thú vị là bốn “mắt thần” cửa gió của SLK 350 dạng tròn, ốp kim loại “vay mượn” từ “đàn anh” SLS AMG, tích hợp trên bảng táp-lô nhấn mạnh thêm phong cách thể thao của xe. Ngoài ra, nó gợi lên nhiều liên tưởng nhất tới dòng SLS AMG là vô-lăng có đáy phẳng và cụm điều khiển trung tâm nằm trải dài từ trước tới sau. Trên vô-lăng xuất hiện các nút điều khiển đa năng cho hệ thống âm thanh, thoại rảnh tay và kiểm soát hành trình. Chiếc đồng hồ kim lấp ló trên táp-lô lại mang tinh thần cổ điển của những chiếc mui trần hạng sang. Khi khám phá cụ thể từng chi tiết, sự mới lạ của SLK350 dần hiển rõ hơn. Màn hình cảm ứng cỡ lớn được kẹp giữa hai cửa gió hiển thị cho hệ thống thông tin giải trí, trong khi dàn nút điều khiển đặt phía dưới, thay vì kiểu bố trí nút bấm quanh màn hình như thường lệ. Điểm lạ thứ hai là cụm nút điều khiển cửa kính và gương lại đặt trên ốp cửa thay vì tì tay trên cửa. Mảng nút bấm này được trang trí nhôm bóng nổi bật. Dù nhóm PV Xe Hơi trải nghiệm chiếc SLK350 vào hôm nắng gắt, nhưng màn hình độ phân giải cao vẫn cho hình ảnh và thông tin rõ nét, ngay cả khi chúng tôi mở mui xe và ngồi ở vị trí ghế lái hay hành khách. Vật liệu nhôm còn “làm mưa làm gió” trong không gian của SLK350 khi “ngốn” trọn bục cần số, bảng điều khiển trung tâm, vô-lăng và viền bao quanh cụm đồng hồ hiển thị. Chiếc SLK sở hữu loại mui cứng thế hệ mới nhất có thể mở ra hoặc gập lại để biến chiếc mui trần thành chiếc coupe 2 chỗ và ngược lại chỉ trong chưa đầy 20 giây, với cửa sổ trời panorama độc đáo trên mui. Khi ngồi sau vô-lăng một chiếc mui trần, bao giờ người lái cũng lo ngại về khả năng cách âm của xe vì phải hy sinh cho bộ mui xếp. Với SLK350, những lo ngại đó của chúng tôi như đã tan biến. Nếu chiếc mui mở, bạn vẫn đủ thư thái để hít khí trời mà không lo gió tạt quá mạnh, hay khi đóng mui, SLK 350 mang lại sự tĩnh lặng hiếm có. Hầu như không còn chỗ cho tạp âm lọt vào bên trong, tất nhiên không thể tránh khỏi tiếng vọng của tiếng lốp hay gió khẽ rung lên. Hệ thống điều hòa cao cấp Thermotronic cùng nội thất da chống nắng trong xe bảo đảm nhiệt độ dễ chịu ngay cả khi bạn để xe dưới trời nắng nóng. Để thỏa mãn nhu cầu thưởng thức không khí tự nhiên vào mùa đông khi dạo chơi cùng SLK350, Mercedes-Benz đưa giải giải pháp hệ thống sưởi ấm cổ AIRSCARF độc đáo. Tấm chắn gió lùa Airguide có thể điều chỉnh bằng tay và riêng biệt cho từng ghế. Quả thực Mercesdes-Benz luôn chu toàn trong mọi tình huống cho chiếc xe của mình. Chúng tôi còn bị choáng ngợp với loạt danh sách trang bị của SLK350, để bảo toàn danh hiệu xe hạng sang an toàn hàng đầu. Mercedes-Benz trang bị cho SLK 350 dàn âm thanh 6CD, có thể chơi nhạc MP3 và giao diện Bluetooth điện thoại di động giúp đàm thoại rảnh tay, hệ thống âm thành vòm Harman/Karrdon Logic 7, cổng kết nối đa phương tiện (iPod, USB, AUX-in) cho các thiết bị điện tử bên ngoài, hệ thống chống bó cứng phanh ABS, hỗ trợ lực phanh khẩn cấp BAS, chống trượt khi tăng tốc ASR, ổn định thân xe điện tử ESP và loạt hệ thống hỗ trợ như cảnh báo mất tập trung Attention Assit, hỗ trợ đỗ xe Parktronic. Sức mạnh bất ngờ Chúng tôi cũng háo hức tới thời điểm thách thức sức mạnh của khối động cơ dưới nắp ca-pô. Chiếc SLK350 mà chúng tôi chạy thử lần này mang “trái tim” 3.5L V6. Động cơ có thể sản sinh công suất cực đại 306 mã lực tại vòng tua 6.500 vòng/phút, mô-men xoắn cực đại 370 Nm ở 3.500 vòng/phút, hộp số tự động 7 cấp 7G-Tronic với cần sang số trên vô-lăng.
Continue Reading...

středa 17. července 2013

Lexus RX350 F-Sport

Phiên bản nâng cấp với gói thể thao F-Sport có những điểm nhấn như cản trước, bộ vành sơn mờ và logo trên vô-lăng. RX350 có những thay đổi đáng kể so với đời cũ dù chưa phải thế hệ mới. Nhưng Lexus vẫn có những điều chỉnh lớn nhằm dần thoát khỏi cái bóng của Toyota. Phong cách RX giống như những gì hãng xe sang Nhật đang làm với dòng sedan, mà khởi đầu là GS. Lưới tản nhiệt hình chữ X mở rộng, đèn pha trang bị thêm dải LED, hốc đèn sương mù sâu hơn. Vẻ ngoài nữ tính, mềm mại của RX cũ được thay bằng nét mạnh mẽ, đàn ông và phong trần hơn. Phần thân và đuôi RX 2013 không có nhiều khác biệt. Phiên bản F-Sport "dữ tướng" hơn khi có lưới tản nhiệt dạng tổ ông thay do kiểu mang cá. Bộ vành đúc hợp kim 19 nich màu xám mờ mới và logo F-Sport bên hông. Ở nội thất, vài chi tiết bằng hợp kim thay cho gỗ. Chi tiết dễ nhận biết nhất là logo F Sport gắn trên vô-lăng và cụm chân ga, phanh mạ crôm. Ghế lái chỉnh điện 16 hướng. Giống bản tiêu chuẩn, RX350 F-Sport trang bị động cơ 3,5 lít V6, công suất 270 mã lực ở vòng tua 6.200 vòng/phút, mô-men xoắn cực đại 348 Nm ở 4.700 vòng/phút. Tuy nhiên hộp là loại tự động 8 cấp ECT-i thay cho kiểu 6 cấp trên bản thường. Dẫn động 4 bánh toàn thời gian. Hệ thống treo trước và sau được thay đổi theo hướng thể thao hơn. Hai cần chuyển số trên vô-lăng. Tuy nhiên RX350 F-Sport lại không có các chế độ chạy Sport, Normal hay Eco như trên dòng hybrid. Theo công bố của Lexus, RX350 F-Sport tăng tốc lên 100 km/h trong 7,7 giây, nhanh hơn 0,1 giây so với bản thường dẫn động 4 bánh. Mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình 11,2 lít cho 100 km. Phiên bản xuất hiện tại Việt Nam thuộc loại khá đầy đủ với ghế bọc da màu đen, dàn âm thanh Mark Levinson 15 loa công suất 330 W, nối với màn hình gối đầu phía sau. Hiển thị thông số tốc độ, chế độ hộp số lên gương Head-up Display. Bộ tai nghe không dây chính hãng. Hàng ghế trước sưởi và làm mát. Hệ thống an toàn gồm chống bó cứng phanh ABS, cân bằng điện tử VSC. Hỗ trợ phanh khẩn cấp BA. Hệ thống an toàn tiền va chạm Pre-Collision System. Hỗ trợ điểm mù, cảnh báo áp suất lốp. Cảm biến mưa và gạt mưa tự động nhưng lại không có rửa đèn tự động. 10 túi khí. Mức giá của RX350 F-Sport tại Mỹ khởi điểm từ 47.000 USD.
Continue Reading...

pátek 12. července 2013

Ngắm bộ sưu tập xe khủng của nhà Becks

Không chỉ nổi tiếng trong lĩnh vực bóng đá, thời trang, nhà Becks còn là một trong những gia đình sở hữu những mẫu xe hơi đắt đỏ và sang trọng nhất thế giới. Đây là một chiếc Range Rover Evoque độc nhất vô nhị vì đã được Victory Beckham, vợ của David Beckham tự tay thiết kế. Chiếc Audi S8 được Beckham mua về từng xuất hiện trong cảnh quay tại Paris của bộ phim Ronin
Chiếc Rolls-Royce Ghost có trị giá lên tới 170.000 euro Chiếc Lamborghini Gallardo này có tới 23 bánh xe được dập nổi với mức giá 150.000 euro.
Trong một lần tới điện Buckingham để gặp nữ hoàng, vợ chồng nhà Becks đã khiến các nhân viên
ở đây không kiềm chế nổi sự hiếu kì với chiếc Bentley Arnage này.
Đây là chiếc Porche 911 series 993 của Beckham.

Chiếc Mercedes này được David sử dụng trong những năm 2000
Năm 2009, gia đình Becks đã có một quãng thời gian “hạnh phúc” bên chiếc Audi với động cơ V10 này.
Chiếc Cadillac Escalade được thiết kế đặc biệt bao gồm 23 logo tượng trưng cho số áo của Beckham tại Real Madrid Beckham tiếp tục lên đời chiếc Audi của mình vào năm 2010. [IMG] Chiếc Porsche 911 Cabriolet được Beckham bán lại trên eBay với giá 136.704 euro đi kèm với thông tin rằng thủ quân đội tuyển Anh từng sử dụng nó. David được lái các phiên bản SUV xa xỉ nhất thế giới
Continue Reading...

Bộ sưu tập BMW mạ vàng ở Macau

Một đại lý của thương hiệu xe Đức tại Macau trưng bày 6 mẫu xe độ với màu sắc độc đáo là BMW serie 3 F30, serie 3 GT, X6, Z4, Mini Paceman và Mini Cooper. Macau nổi tiếng là thiên đường cờ bạc. Bộ sưu tập xe mạ vàng dường như nhắm tới những vị khách may mắn bước ra từ các casino.
Trước đó, những phiên bản mạ vàng tương tự thường xuất hiện ở Nga hoặc Trung Quốc. Macau là địa điểm mới trên "bản đồ xe mạ vàng" trên thế giới.
Continue Reading...

Nội thất của Land Rover Defender chưa bao giờ sang đến thế

Đây là lời khẳng định vô cùng tự tin của hãng độ Carisma khi giới thiệu không gian nội thất mới dành cho Land Rover Defender. Trong làng độ xe thế giới, cái tên Carisma dường như đã không còn xa lạ. Cách đây không lâu, Carisma từng biến Mercedes-Benz Viano thành một mẫu xe van cực kỳ sang trọng. Giờ đây, Carisma lại thể hiện tài năng của mình với không gian nội thất dành cho Land Rover Defender. Là một mẫu xe việt dã nổi tiếng, Defender không sở hữu thiết kế sang trọng như nhiều thành viên khác trong gia đình Land Rover. Đây cũng chính là điều mà hãng Carisma muốn thay đổi.

"Một hôm, có khách hàng đã tìm đến hãng chúng tôi để đặt một chiếc xe có khả năng off-road như Defender và không gian nội thất sang trọng không kém Range Rover hoặc Rolls-Royce", ông Clive Drake, giám đốc bán hàng và tiếp thị của hãng Carisma, giải thích lý do độ Land Rover Defender. Như thường lệ, hãng Carisma không động vào thiết kế ngoại thất của Land Rover Defender. Thay vào đó, Carisma tập trung vào không gian bên trong mẫu SUV đến từ Anh quốc. Nội thất của Land Rover Defender chưa bao giờ sang đến thế 1 Qua tay hãng độ Carisma, không gian nội thất của Land Rover Defender dường như đã lột xác. Hãng Carisma đã bổ sung da chất lượng cao và hàng loạt vật liệu đặt hàng, chế tạo thủ công vào từng ngóc ngách bên trong Land Rover Defender. Theo hãng Carisma, chủ xe có thể yêu cầu họ tái thiết kế nội thất của Land Rover Defender theo ý thích. Hãng Carisma có một danh sách dài những loại da, thảm và gỗ để khách hàng lựa chọn. Do đó, không có chiếc Land Rover Defender phiên bản độ Carisma nào giống hệt nhau. Hãng Carisma có thể đưa những phụ kiện ốp gỗ đặt hàng, khe xếp ly rượu champagne bằng pha lê và tủ lạnh vào bên trong Land Rover Defender. Tương tự Mercedes-Benz Viano, Land Rover Defender độ còn được trang bị nhiều thiết bị đa phương tiện như hệ điều hành Windows hoặc Apple, kết nối Wi-Fi, Bluetooth và dàn âm thanh Bang & Olufsen cao cấp.
Một số hình ảnh khác của nội thất độ dành cho Land Rover Defender:

Nội thất của Land Rover Defender chưa bao giờ sang đến thế 2

Nội thất của Land Rover Defender chưa bao giờ sang đến thế 3

Nội thất của Land Rover Defender chưa bao giờ sang đến thế 4
Continue Reading...

BMW M5 Nighthawk - dành riêng cho Nhật Bản

Chỉ có 10 chiếc BMW M5 Nighthawk với thiết kế và diện mạo riêng được chế tạo dành riêng cho thị trường Nhật Bản. Tiếp tục với truyền thống tạo ra những phiên bản đặc biệt dành cho thị trường Nhật Bản, BMW vừa mới công bố chiếc M5 Nighthawk, với những tính năng và phong cách độc đáo, cùng sức mạnh và khung gầm đã được nâng cấp. BMW chỉ có ý định chế tạo 10 chiếc M5 Nighthawk dành cho thị trường Nhật Bản, một con số quá nhỏ nếu đem so sánh với những phiên bản đặc biệt tương tự tại các thị trường khác trên thế giới. Khách hàng có thể đặt mua chiếc xe từ tháng 8 tới, và dự kiến BMW M5 Nighthawk sẽ đến tay khách hàng vào tháng 10 năm nay. Bên ngoài, chiếc BMW M5 Nighthawk được sơn tông màu đen mờ đồng bộ với la-zăng hợp kim 20 inch của chiếc xe. Trong khi đó, bộ lưới tản nhiệt phía trước, tay nắm cửa, gương chiếu hậu, cặp ống xả, hệ thống khuếch tán gió được sơn tông màu đen bóng. Hệ thống đèn pha LED cũng là trang bị chuẩn trên M5 Nighthawk.Bên trong, các nhà thiết kế BMW đã lựa chọn chất liệu da Merino cho nội thất, với tông màu chủ đạo là màu cam sáng, cùng với gói trang trí nội thất BMW M Performance. BMW M5 Nighthawk cũng đi kèm với các gói trang bị mới được BMW giới thiệu trên M5 2014 và M6 2014, với công suất tối đa mà động cơ V8 Bi-Turbo có thể đạt tới lầ 575 mã lực. Chiếc xe có thể tăng tốc từ 0-100 km/h trong 4,2 giây. Một số nâng cấp khác ở chiếc xe gồm gói tùy chọn thể thao, điều chỉnh hạ thấp hệ thống treo, bổ sung thêm một vài tính năng vận hành mới, điều chỉnh khung gầm… Tại Nhật Bản, BMW M5 Nighthawk có giá từ 18,2 triệu Yên – tương đương 181.600 USD hay 141.400 Euro.
Continue Reading...

úterý 9. července 2013

Tokyo Auto Salon 2013


Hãng sản xuất xe hơi Honda của Nhật Bản sẽ giới thiệu một loạt các mẫu xe đưa vào sản xuất và nguyên mẫu mới cũng như các mẫu xe máy tại triển lãm ôtô lớn nhất ... Tags: honda, xe N cỡ nhỏ, xe đua, Roadster, Xe van, Honda N-ONE, Triển lãm Tokyo Auto Salon 2013, S2000 Modulo Climax concept, CR-MUGEN RZ, Step Wagon Modulo Style Concept
Continue Reading...

neděle 7. července 2013

MORGAN MOTOR

Morgan Motor là công ty ôtô của Anh có trụ sở ở Malvernlink, Worcestershire. Họ nổi tiếng với các dòng xe thể thao tuyệt đẹp với chế tác nhôm và gỗ. Chuyến thăm nhà máy có hơn 100 năm lịch sử của Morgan đem lại hiểu biết thú vị về lịch sử và quy trình sản xuất xe Công ty được sáng lập năm 1910 bởi Harry Frederick Stanley Morgan, vẫn tồn tại độc lập cho đến ngày nay dưới sự điều hành của Charles Morgan, cháu nội của người sáng lập. Đây là hãng sản xuất xe sở hữu bởi một gia đình duy nhất còn lại trên thế giới. Công ty xe sang này có ít hơn 200 nhân viên, tất cả đều thuộc về gia đình Morgan và họ chỉ làm dưới 1000 xe/năm. Mỗi xe đều đặc biệt, chứa đựng truyền thống và tinh hoa lâu năm của Morgan. Thời gian giao xe thường từ một đến hai năm, đơn giản vì các xe đều được làm thủ công. GTspirit thăm nhà máy và tận hưởng một ngày trọn vẹn với Morgan, được học về lịch sử của công ty, sự phát triển của công nghệ xe và trải nghiệm với các mẫu xe. Nơi dừng chân đầu tiên trong ngày là địa điểm lịch sử của nhà máy Morgan, chứng kiến dây chuyền sản xuất, phương pháp sản xuất truyền thống và sự phát triển của thương hiệu qua hơn 100 năm. Sự thành công của Morgan Motor được đặt nền móng bởi một biểu tượng - xe Morgan Three-Wheeler (ba bánh). Thiết kế đơn giản bởi nhà sáng lập trở thành một trong những chiếc xe khối lượng nhẹ thành công nhất của ngành ôtô thuở sơ khai. Tiếp nối nhiều thành công và đợt bán ra đầu tiên, Harry Frederick Stanley Morgan mua thêm một khu đất Malvern Link vào tháng 12 năm 1913. Khu đất này chỉ cách nhà máy ban đầu có vài trăm mét, là nơi đặt khu xưởng lớn cho đến ngày nay. Những chiếc xe đầu tiên được làm bởi công ty này là xe ba bánh hai và bốn chỗ, và được liệt vào dạng xe gắn máy. Xe ba bánh không phải chịu thuế ôtô ở Anh. Xe bốn bánh đầu tiên của Morgan là 4-4, bốn bánh và bốn xy-lanh. Xe bốn bánh đầu tiên được đưa ra vào năm 1936 còn sản xuất xe ba bánh dừng từ năm 1952. Trong suốt chiều dài lịch sử, xe bốn bánh thể thao luôn là trọng tâm của Morgan. Các xe như Plus 4, Plus 8 và Aero không xa lạ với các triển lãm xe và vẫn mang lại nguồn thu nhập chính cho Morgan trong nhiều năm. Truyền thống lịch sử của Morgan thể hiện rõ ở thiết kế và sản xuất, và đã làm cho Morgan trở thành một cái tên quen thuộc trong thế giới xe. Năm 2011 Morgan lặp lại lịch sử khi đưa xe ba bánh trở lại sản xuất, sau gần 60 năm vắng bóng. Morgan Three-Wheeler 2011 kết hợp công nghệ hiện đại vào thiết kế cổ điển. Sử dụng động cơ V2 và hộp số năm cấp của Mazda, Morgan ba bánh mới tiện lợi và đáng tin cậy như bất kỳ xe tiên tiến nào. Đại bản doanh của Morgan Motor đưa khách đến thăm trở về thời và xe được làm bằng tay và các công cụ thủ công và tính chất chuyên nghiệp của chế tác nhôm và gỗ. Chuyến thăm bắt đầu từ nơi cao nhất của nhà máy nằm bên trong một trong hai toà nhà được xây từ năm 1913. Nơi đây giờ được sử dụng làm nơi cất giữ và trưng bày các xe truyền thống. Bài học lịch sử thực sự bắt đầu khi bước vào hai tòa nhà kế bên, mở ra một màn thập cẩm về âm thanh, quang cảnh và mùi vị độc nhất vô nhị trong ngành ô tô. Nhà máy không có dây chuyền sản xuất mà chỉ có một sàn rộng với các khung xe nhôm và gỗ, nơi mà các nghệ nhân sử dụng các kỹ thuật mà bạn sẽ không bao giờ thấy ở bất kỳ nhà máy sản xuất ôtô nào khác trên thế giới. Phần lớn các nghệ nhân dùng búa, dụng cụ uốn và các công cụ khác để biến vật liệu nhôm và gỗ thành chiếc xe thể thao Morgan. Morgan sử dụng các vật liệu trên cộng với linh kiện hiện đại của các hãng như Ford và BMW: động cơ, hộp số tự động, hệ thống điện và công nghệ hệ treo mới nhất. Khung gầm được đẩy bằng sức người từ xưởng nọ sang xưởng kia. Công nhân vẫn tận dụng trọng lực để đẩy khung gầm dọc sàn dốc của nhà máy. Một cách đều đặn, thân cabin, cửa và nắp động cơ được hoàn thiện và lắp ráp, sau đó là các tấm ốp nhôm và thép. Trong khi đi dọc hành lang nhà máy bạn ngửi thấy mùi mùn gỗ, keo, véc-ni trong khi thân xe được cắt, tạo hình, xử lý, dán keo và bắt vít vào nhau. Đây quả thực là một quy trình lịch sử, tồn tại từ hồi đầu thế kỷ 20. Nhưng đây không phải là một bảo tàng mà nhà máy của Morgan Motor, nơi mà tinh hoa chế tạo xe được cha truyền con nối nhiều thế hệ. Gia đình Morgan gánh vác một di sản về sản xuất xe vốn đòi hỏi rất nhiều nỗ lực và sự cống hiến. Nhà máy của Morgan Motor là nơi dành cho những người yêu xe, muốn tìm hiểu về tương lai của ngành ôtô nhưng sẵn sàng học lịch sử của nó.
Continue Reading...

HUMMER

Giới thiệu chung Rất ít loại xe ô tô có thể dễ nhận ra như xe thể thao đa dụng SUV của hãng Hummer. Với thân hình cường tráng và to khỏe, những chiếc xe này được sản xuất để phục vụ trong quân đội và kiểu dáng của nó cũng cho thấy điều đó. Thực tế cho thấy rằng những “khối đá khổng lồ” này không khác gì những cỗ xe tăng cả về hình dáng và tính năng, nhưng đối với những tay lái hâm mộ Hummer thì điều này hẳn không phải là vấn đề. Đến với những đại lý của Hummer thì tất cả những gì bạn thấy là những chiếc SUV. Không có chiếc xe con nào do Hummer sản xuất, hay ít nhất là chưa có. Lịch sử hình thành Thương hiệu Hummer thực sự có thể khiến chúng ta nhớ tới một thương hiệu khác trong quân đội, đó là Jeep. Hình thành bởi công ty Willys-Overland vào những năm 1940, thương hiệu Jeep trở nên phổ biến đến nỗi khi Ông Henry J. Kaiser mua lại công ty Willys-Overland vào năm 1953, tên của nó đã được đổi thành Kaiser-Jeep và vẫn giữ chữ Jeep bên cạnh. Năm 1970, Hãng ô tô của Mỹ đã mua lại Kaiser-Jeep và đổi tên nó thành Tập đoàn Jeep. Vào thời điểm đó, Jeep đang sản xuất các loại xe thông qua hai nhánh: Một là nhánh Sản phẩm Thương mại ở Toledo, Ohio, và nhánh Sản phẩm cho Chính phủ ở South Bend, Indiana. Một năm sau đó, nhánh Sản phẩm cho Chính phủ đã trở thành công ty độc lập với tên gọi AM General. Vào đầu những năm 1980, Công ty này, nay do Tập đoàn LTV sở hữu đã thiết kế một loại xe theo hợp đồng với Quân đội Mỹ. Với tên gọi Xe di động đa mục đích (High Mobility Multi-Purpose Wheeled Vehicle - HMMWV, hay Humvee, vì nó đã trở nên nổi tiếng), nó được thiết kế để làm xe chiến sự chính trong quân đội. AM General ký được một hợp đồng sản xuất vào năm 1983 (là hợp đồng đầu tiên trong rất nhiều hợp đồng với Quân đội Mỹ) với yêu cầu cung cấp 55,000 chiếc xe trong thời gian 5 năm. Humvees của AM General thực sự nổi bật trong Chiến tranh vùng vịnh vào đầu những năm 90. Công dụng của chiết xe trong thời chiến đã giúp nó trở nên phổ biến và không chỉ còn giới hạn trong phạm vi quân sự nữa. Cuối cùng thì AM General (nay thuộc quyền sở hữu của Tập đoàn Renco) đã quyết định cho ra loại xe Humvee dân dụng vào năm 1992, được đặt tên Hummer. Năm 1999, General Motors mua bản quyền thương hiệu Hummer và chịu trách nhiệm về sự phát triển, quảng cáo và phân phối sản phẩm xe SUV của Hummer trong tương lai. Loại xe Hummer nguyên bản, nay gọi là H1, vẫn được ưa chuộng và chỉ có số lượng nhỏ loại xe này được sản xuất mỗi năm. Tính độc nhất của loại xe này đóng vai trò quan trọng trong việc chế tạo ra loại xe SUV đắt tiền, một mẫu xe khá tiêu biểu của hãng. Dưới sự dẫn dắt của GM, thương hiệu này đã mở rộng thêm các loại xe khác và vẫn sở hữu dòng xe Hummer Bravado nhưng với điều kiện tốt hơn của đường xá dòng xe này đã có thể thích hợp với mọi người dân nói chung.
Continue Reading...

FERRARI

Giới thiệu chung Ferrari S.p.A. là công ty sản xuất xe thể thao của Ý do Enzo Ferrari sáng lập năm 1929. Với tên gọi ban đầu là Scuderia Ferrari, công ty chuyên tài trợ cho các tay đua và các loại xe đua trước khi được đưa vào sử dụng. Năm 1947, công ty chính thức mang tên Ferrari S.p.A. Trong lịch sử phát triển của mình, Ferrari được biết đến nhiều qua các cuộc đua xe, đặc biệt hãng đã rất thành công tại giải đua “Công thức 1”. Sau nhiều năm bị khủng hoảng tài chính, năm 1969 Enzo Ferrari quyết định bán nhãn hiệu xe thể thao cho tập đoàn Fiat để duy trì hoạt động của công ty. Enzo Ferrari mất năm 1988, thượng thọ 90 tuổi. Một năm trước khi mất, ông cho ra mắt model Ferrari F40, một trong những siêu xe nổi tiếng nhất. Ferrari cũng cấp phép cho nhiều sản phẩm mang tên thương hiệu của hãng như: kính mắt, bút bi, bút chì, hàng hoá điện tử, nước hoa, quần áo, xe đạp công nghệ cao, điện thoại di động và thậm chí cả máy tính xách tay. Lịch sử phát triển Năm 1929, khi sáng lập công ty Scuderia Ferrari, Enzo Ferrari chưa bao giờ có ý định sản xuất những chiếc xe hơi. Enzo Ferrari là tay đua ô tô khoác áo đội Alfa Romeo cho đến năm 1938. Năm 1940, Alfa Romeo bị chính phủ Phát xít Benito Mussolini kiểm soát. Lúc này thương hiệu của Enzo Ferrari quá nhỏ nên không bị ảnh hưởng. Do bị ràng buộc bởi hợp đồng đua xe trong 4 năm nên Scuderia bị đổi thành công ty Auto Avio Costruzioni Ferrari chuyên sản xuất công cụ máy móc và phụ tùng máy bay. Dưới tên gọi Scuderia Enzo Ferrari Auto Corse (SEFAC), Ferrari đã cho ra đời model xe đua Tipo 815 và không hề có một đối thủ cạnh tranh nào. Năm 1943, nhà máy sản xuất của Ferrari được chuyển từ Modena tới Maranello. Năm 1944, nhà máy bị phe Đồng minh đánh bom và được xây lại vào năm 1946 sau khi chiến tranh kết thúc. Năm 1947 đánh dấu sự ra đời của chiếc xe hơi đầu tiên của Ferrari, 125 S, được trang bị động cơ 1.5L V12. Thực sự Enzo Ferrari đã phải miễn cưỡng sản xuất model này để có vốn cho Scuderia Ferrari hoạt động. Tại giải đua “24 Hours of Le Mans” năm 1949, tay đua Luigi Chinetti đã lái model 166M và mang chiến thắng về cho Ferrari. Tiếp đó Ferrari đã thống trị giải “Vô địch thế giới xe thể thao” trong nhiều năm liền. Đồng thời cũng 7/9 lần giành chiến thắng tại giải “Vô địch hãng ôtô”. Năm 1962, tuy khuôn khổ của giải thay đổi, Ferrari vẫn giành chức vô địch mùa giải 1966 và 1968. Mùa giải năm 1972 là lần cuối Ferrari tham gia và giành chiến thắng vì Enzo quyết định từ bỏ các cuộc đua xe thể thao và chỉ tập trung vào giải đua “Công thức 1”. Sau năm 1973, Scuderia Ferrari không còn tham gia vào phân khúc xe thể thao nữa, chỉ thỉnh thoảng sản xuất vài model cho những người mới tham gia các giải đua. Trong số đó có chiếc 512BB tham dự giải Le Mans (1970s), 333 SP đã chiến thắng tại giải “Vô địch Hiệp hội xe thể thao quốc tế (1990s)”, gần đây nhất là model F430 GT2 và GT3 đã giành chiến thắng tại nhiều giải đua khác. Lần đầu tiên Ferrari tham gia giải đua “Công thức 1” là mùa giải 1950. Năm 1951, tay đua José Froilán González đã mang chiến thắng đầu tiên về cho đội tại đường đua “ British Grand Prix” của giải “Công thức 1”. Ferrari là đội đua nắm gần như toàn bộ kỉ lục của giải ‘Công thức 1”. Tính đến năm 2007, đội đã 15 lần đạt danh hiệu “Tay đua vô địch thế giới” (1952, 1953, 1956, 1958, 1961, 1964, 1975, 1977, 1979, 2000, 2001, 2002, 2003, 2004 và 2007), 16 lần là nhà sản xuất vô địch thế giới (1961, 1964, 1975, 1976, 1977, 1979, 1982, 1983, 1999, 2000, 2001, 2002, 2003, 2004, 2007 và 2008), 201 lần chiến thắng tại đường đua Grand Prix, đạt điểm kỉ lục là 4753,27 điểm… Những tay đua đáng nhớ của đội Ferrari gồm: Tazio Nuvolari, Juan Manuel Fangio, Luigi Chinetti, Alberto Ascari, Wolfgang von Trips, Phil Hill, Olivier Gendebien, Mike Hawthorn, Peter Collins, John Surtees, Lorenzo Bandini, Ludovico Scarfiotti, Jacky Ickx, Mario Andretti, Clay Regazzoni, Niki Lauda, Carlos Reutemann, Jody Scheckter, Gilles Villeneuve, Didier Pironi, Michele Alboreto, Gerhard Berger, Nigel Mansell, Alain Prost, Jean Alesi, Eddie Irvine, Rubens Barrichello, Michael Schumacher, Kimi Räikkönen, và Felipe Massa. Ngày 11/10/2007, có thông tin nói rằng Ferrari sẽ cung cấp toàn bộ động cơ xe đua cho mùa giải A1 Grand Prix 2008-2009. Logo Ferrari - tuấn mã vô địch trên đường đua F1 79 năm tồn tại và 58 năm ghi danh trong lịch sử giải đua xe F1, câu chuyện về đội đua Ferrari, về những chiếc xe thể thao sang trọng, về logo mang hình chú ngựa tung vó nổi tiếng vẫn luôn hấp dẫn người hâm mộ khắp nơi trên thế giới. Câu chuyện về chiếc logo mang hình con tuấn mã tung vó (Prancing Horse) bắt đầu vào năm 1923. Sau khi giành chức vô địch tại đường đua Savio tại Ravenna, Ferrari gặp nữ bá tước Paolina, mẹ của người anh hùng không quân Italy trong thế chiến thứ nhất, Francesco Baracca. Bà đề nghị Ferrari sử dụng hình ảnh chú ngựa đang tung vó được sơn bên sườn chiếc máy bay chiến đấu của Francesco Baracca với lời nhắn biểu tượng đó sẽ mang lại cho Ferrari những điều may mắn. Hình ảnh con tuấn mã đang tung vó trên máy bay của Baracca vốn được sơn màu đỏ trên nền một đám mây màu trắng nhưng Ferrari đã chọn hình ảnh chú ngựa màu đen trên nền màu vàng chim hoàng yến, màu cờ của thành phố Mondena, nơi Ferrari đã sinh ra và lớn lên. Hình khối màu vàng bao quanh là một chiếc khiên, một kiểu thiết kế quốc huy quen thuộc của các nước phương Tây và một vài nước thuộc địa. Dưới chân tuấn mã là hai chữ cái SF (viết tắt của Scuderia Ferrari). 3 đường kẻ sọc phía trên đỉnh logo tượng trưng cho quốc kỳ Italy thời kỳ quân chủ lập hiến với 3 màu xanh thẫm, trắng và đỏ. Năm 1948, nền quân chủ lập hiến sụp đổ, vương quốc Italy trở thành nước cộng hoà. Để đánh dấu mốc phát triển mới của đất nước sau chiến tranh thế giới thứ hai và như bao lần thay đổi thể chế chính trị khác, quốc hội Italy quyết định thay màu xanh thẫm trên quốc kỳ bằng màu xanh lá cây. Logo của Scuderia Ferrari do đó cũng được thay đổi tương ứng. Năm 1947, Ferrari S.p.A chính thức được thành lập với biểu tượng là logo của Scuderia Ferrari được thiết kế lại và được sử dụng cho đến ngày nay.
Continue Reading...

LAMBORGHINI

Cùng với Ferrari, Lamborghini là hãng xe thể thao nôỉ tiếng tại Ý. Nhưng ít ai biết được rằng, hãng xe Lamborghini được khởi nguồn từ việc chế tạo máy cày. Lamborghini là tên họ của người đã sáng lập ra nhãn hiệu “con bò vàng” - Ferrucio Lamborghini. Trong chiến tranh thế giới lần thứ II, ông là kỹ sư cho Lực lượng Không quân Italia, chuyên trách về động cơ. Chiến tranh kết thúc, nhu cầu tiêu thụ máy cày ở Ý tăng cao. Nắm bắt thời cơ, Lamborghini đã mua lại máy móc thừa của quân đội và cải tiến thành các loại máy cày, máy kéo. Nhờ đó, việc kinh doanh của Lamborghini phát triển. Ông nhanh chóng trở thành một doanh nhân trẻ giàu có. Từ những năm 50 của thế kỷ trước, việc kinh doanh của ông ngày càng thành công, mở rông sản xuất cả máy sưởi và điều hoà. Là một doanh nhân nhưng rất đam mê xe hơi, ông từng sở hữu những chiếc xe thể thao tốt nhất của thời kỳ đó. Nhưng những chiếc siêu xe Ferrari vẫn chưa thể làm Lamborghini hài lòng. Ông quyết tâm sẽ chế tạo được một chiếc xe tốt hơn nữa. Nhà máy sản xuất xe hơi trị giá hàng tỉ lia mang tên Automobili Lamborghini SpA được chính thức thành lập vào năm 1963 tại một ngôi làng nhỏ ở vùng Sant’ Agata. Lamborghini còn mời được Giotto Bizzarrrini, kỹ sư đã từng làm việc cho Ferrari, về làm trợ lý cho mình. Ngay vào năm thành lập, chiếc xe Lamborghini đầu tiên đã được xuất xưởng - chiếc 350GT, ra mắt tại Triển lãm Turin Motor. Chiếc 350GT được trang bị động cơ V12 3,5L với 4 trục cam. Và phải mất 5 năm sau, năm 1968, mẫu xe Lamborghini thứ 2 mới được sản xuất, đó là chiếc 400GT. Tuy nhiên, danh tiếng của Lamborghini chỉ thực sư nổi tiếng khắp thế giới với Miura, động cơ đặt ở giữa đầu tiên, được sản xuất từ năm 1966-1973. Mặc dù rất nổi tiếng nhưng tài chính của nhãn hiệu Lamborghini vẫn phụ thuộc vào việc kinh doanh máy kéo. Vào đầu thập niên 70, việc kinh doanh máy kéo gặp khó khăn đã khiến Lamborghini buộc phải bán cổ phần của Automobili Lamborghini SpA cho một nhà tư bản Thụy Sỹ. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 càng khiến tình hình tài chính của Lamborghini thêm bi đát. Nhằm cứu vãn tình hình, Lamborghini đã đầu tư hàng triệu lia để sản xuất một mẫu xe mới mang tên Cheetah với kiểu dáng xe bán tải. Tuy nhiên, doanh thu của nó đã không như mong đợi. Cuối thập niên 70, công ty sản xuất xe hơi Lamborghini tuyên bố phá sản. Vào những năm 80, Automobili Lamborghini SpA hồi sinh với mẫu Countach. Countach được đánh giá là chiếc siêu xe thể thao ấn tượng nhất trong thập niên này. Tuy nhiên, vào năm 1987, do muốn đầu tư vào lĩnh vực điện ảnh, ông chủ của Automobili Lamborghini SpA đã bán công ty cho Chrysler. Đây là khoảng thời gian huy hoàng của Lamborghini với những chiếc siêu xe đáng ngưỡng mộ: Diablo, chiếc xe nhanh nhất thế giới với tốc độ 320km/h; bên cạnh đó là Countach LP400 (1974), Countach LP500S (1982) ... Diablo là dòng xe thay thế cho dòng Countach lừng danh. Phiên bản đặc biệt Special Edition của chiếc xe này chỉ được sản xuất 150 chiếc trên toàn thế giới. Vào năm 1994, Lamborghini lại một lần nữa đổi chủ khi bị Chrysler bán cho ba công ty đầu tư - trong đó, Megatech, công ty lớn nhất trong “bộ ba”, nắm giữ phần lớn cổ phần. Vào năm 1997 dòng xe Diablo tiếp theo đã xuất xưởng với vẻ đẹp lộng lẫy với động cơ 6.0L V12 550 mã lực và khả năng tăng tốc từ 0-100km/h chỉ khoảng 3s. Cuối thập niên 90, Lamborghini lại phải đối mặt với sự xuống dốc về tài chính. Cho dù những chiếc siêu xe luôn hấp dẫn nhưng việc thiếu thốn về dòng sản phẩm đã làm giảm tốc độ kế hoạch toàn cầu hoá của Lamborghini. Tận dụng tình hình, Volkswagen đã tiến hành đàm phán với các nhà đầu tư để rồi trở thành chủ sở hữu Lamborghini từ năm 1998 cho tới nay. Năm 2001 đánh dấu chấm hết cho việc sản xuất loạt xe Diablo và thay vào đó là chiếc Murciélago. Chiếc Murciélago đầu tiên được giới thiệu tại IAA Frankfurt Auto Show với động cơ 6.2L V12. Hiện tại, có Lamborghini có 3 dòng sản phẩm chính là Gallardo, Muciélago và Revetón. Có vẻ như số phận Lamborghini khá lận đận khi đã qua tay khá nhiều đời chủ nhân. Cho dù chỉ là một nhà sản xuất nhỏ với dòng sản phẩm hạn chế, nhưng mỗi “con bò vàng” ra đời đều làm “chao đảo” giới mê xe. Với những thành công đã đạt được, Lamborghini xứng đáng là nhãn hiệu xe thể thao hàng đầu thế giới.
Continue Reading...

INFINITI

Infiniti là thương hiệu xe sang thuộc công ty sản xuất ôtô Nhật Bản Nissan Motor. Infiniti chính thức bắt đầu hoạt động sản xuất vào tháng 11/1989 tại thị trường Bắc Mỹ và thị trường toàn cầu của hãng gồm Trung Đông, Hàn Quốc, Nga, Thụy Sĩ, Trung Quốc và Ukraina. Cuối năm 2008, Infiniti bắt đầu xâm nhập thị trường Châu Âu. Đến nay mạng lưới hoạt động của hãng xe sang này gồm 230 chi nhánh tại 15 quốc gia trên toàn thế giới. Tại Nhật, cái tên Infiniti không được sử dụng vì vậy hầu hết các model Infiniti đều được bán dưới tên mác xe Nissan như: G37 sedan/coupe (Nissan Skyline Coupe), M35/45 (Nissan Fuga), EX35 (Nissan Skyline Crossover) và Q45 (Nissan Cima), và những model này không còn là model của Infiniti kể từ năm 2006. Chỉ có mẫu xe Infiniti FX và QX56 là không có nhãn xe Nissan tương đương và không được bán tại Nhật. Theo Infiniti, logo của hãng là sự kết hợp giữa hình ảnh một xa lộ hướng tới đường chân trời được cách điệu và một biểu tượng mang ý nghĩa “vô hạn” tạo nên “con đường vô tận” nổi tiếng. Hình thành và phát triển Nhãn hiệu Infiniti được giới thiệu tại Mỹ vào năm 1989 với mục đích cung cấp cho thị trường màu mỡ này những mẫu xe hạng sang không mang dáng dấp của thương hiệu Nissan. Không phải ngẫu nhiên mà Infiniti được thành lập cũng thời điểm với các thương hiệu xe sang đối thủ như Lexus của Toyota và Acura của Honda. Do lúc bấy giờ Nhật Bản áp dụng chính sách hạn chế xuất khẩu sang thị trường Mỹ nên các nhà sản xuất ý thức được rằng cần phải xuất khẩu sang thị trường này những mẫu xe đắt tiền hơn. Infiniti đánh dấu sự ra đời của mình bằng model Q45 được thiết kế dựa trên mẫu xe Nissan President nhưng có chiều dài cơ sở ngắn hơn. Q45 được trang bị động cơ V8 cho công suất 278 mã lực, hệ thống lái 4 bánh và có thêm hệ thống treo chủ động trên thế hệ đầu tiên, Q45t. Mẫu xe này đự định sẽ cạnh tranh với các model Mercedes S-Class, BMW 7 Series, Jaguar XJ và Cadillac Fleetwood trong phân khúc xe hạng sang cỡ lớn, tuy nhiên Q45 lại không được ưa chuộng vì kiểu dáng của nó bị so sánh với đối thủ Lexus LS. Ra đời cùng với mẫu Q45 vào năm 1990 là chiếc coupe 2 cửa M30. Mẫu xe này chỉ được sản xuất trong 3 năm, được xem như là bản thay thế của chiếc Lexus SC. Hệ thống truyền động của M30 gồm động cơ VG30E và một hộp số tự động. Chiếc M30 coupe có trọng lượng không tải là 1540 kg, công suất chỉ ở mức 162 mã lực nên sinh ra lực kéo không tương xứng với trọng lượng của một chiếc coupe thể thao. Và cũng không có gì ngạc nhiên khi mà mẫu M30 convertible còn nặng hơn bản coupe do kiểu thân lớn hơn và bộ phận khung gầm được gia cố thêm. Năm 1991, Infiniti giới thiệu model thứ 3, hy vọng thu hút được những khách hàng chuộng xe sedan hạng sang bằng mẫu Infiniti G20 được thiết kế dựa trên model Nissan Primera - vốn là phiên bản hạng sang của chiếc Nissan Sunny với gói nội thất bằng da và động cơ SR20DE DOHC 150 mã lực cùng hệ thống phun nhiên liệu đa cổng giúp cải thiện hiệu suất vận hành. Tiếp đó Infiniti lại cho ra mắt mẫu J30 vào năm 1992. Mẫu xe này sử dụng động cơ đơn, 222 mã lực được vay mượn từ các model Nissan 300ZX, Credric, Gloria và Cima, và là phiên bản của chiếc Nissan Leopard thế hệ thứ 3 tại Bắc Mỹ. Kể từ khi được thành lập, doanh số bán hàng của Infiniti không cao. Một phần cũng là do chương trình quảng cáo giới thệu sản phẩm của công ty không hiệu quả. Chiến dịch quảng cáo ban đầu của công ty nhằm định vị thương hiệu bằng những sản phẩm mang hơi hướng trầm tư, tập trung vào thiên nhiên và sự yên bình. Tuy nhiên quảng cáo đó lại không cho khách hàng thấy được tính thực tiễn của những chiếc xe mác Infiniti, và nhiều người tin rằng thiếu sót này đã khiến công ty thất bại trong việc thu hút khác hàng mua xe của mình. Thay vì trang trí nội thất bằng chất liệu gỗ và crôm đánh bóng thì Infiniti lại chọn loại crôm đơn sắc cùng với da độn và nhựa vinyl trên tất cả các model của hãng. Do vậy mà một số người mua đã phải trang trí thêm cho khoang nội thất với bảng điều khiển trung tâm và tay nắm cửa bằng gỗ. Giai đoạn giữa và cuối những năm 90 Đến giữa những năm 90, Infiniti đã bị Lexus và Acura bỏ xa về doanh số bán hàng. Mẫu xe Q45 đã phải rút lui khỏi thị trường do không đáp ứng được những tiêu chuẩn cần có của một chiếc sedan thể thao sang trọng, thậm chí còn bị đặt cho nickname “Lincoln Nhật Bản” ám chỉ sự nghèo nàn, tẻ nhạt. Năm 1999, Infiniti phục hồi lại mẫu xe G20 dựa trên model Nissan Primera, một chiếc sedan thể thao cỡ nhỏ đã ngừng sản xuất vào năm 1998. Infiniti G20 thế hệ thứ 2 được tung ra thị trường để cạnh tranh với những mẫu sedan thể thao sang trọng đến từ Châu Âu, tuy nhiên trọng lượng của nó lại nặng hơn thế hệ thứ nhất và đó là một bất lợi. Do sử dụng động cơ SR20DE I4 và chọn dòng xe cỡ nhỏ nên Infiniti đã không đạt được doanh thu kỳ vọng. Ngay từ khi ra mắt, model G20 của Infiniti đã sai lầm trong việc xác định khách hàng tiềm năng. Đối tượng chính mà mẫu xe này hướng tới là những phụ nữ trung niên thành đạt, kết quả là thị trường của G20 đã bị thu hẹp so với đối thủ cùng phân khúc, cùng giá bán Acura Integra Model QX4 ra đời năm 1997 đã có nhiều biến đổi và sang trọng hơn so với nguyên mẫu Nissan Pathfinder. Chính sự cải tiến này đã giúp Infiniti trở thành hãng xe thương mại đầu tiên (không kể những hãng chuyên sản xuất xe SUV như Jeep hay Land Rover) cung cấp mẫu SUV hạng trung sang trọng, đi trước Lexus RX 300, Acura MDX và Mercedes-Benz ML320 cả năm trời. QX4 được giới thiệu ngay sau khi các model Acura SLX và Lexus LX trình làng. Giống như những chiếc SUV truyền thống, QX4 được thiết kế dựa trên cấu trúc của một chiếc xe tải và chính điều này đã giúp nó có lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ nói trên về khả năng off-road. Infiniti đã thay thế chiếc sedan hạng trung dẫn động cầu sau J30 bằng model Nissan Cefiro thế hệ thứ 2 với tên gọi I30 tại thị trường Bắc Mỹ vào năm 1996, nhưng giống với J30 và M30, mẫu xe mới này tiếp tục sử dụng loại động cơ VQ30DE, 190 mã lực và dẫn động cầu trước. Đến năm 2002, I30 đã có nhiều thay đổi về ngoại thất và hiệu suất vận hành với động cơ VQ35DE 228 mã lực mạnh mẽ hơn, và đã đổi tên xe thành I35. Nhưng thật không may, thay đổi này cũng không khiến doanh thu của công ty tăng, thậm chí còn làm mất hình ảnh nhãn hiệu xe Infiniti. Thập niên 2000 Đến năm 2000, Infiniti phải đối mặt với nguy cơ bị đào thải. Lúc này công ty đã tự cứu mình bằng việc phát triển dòng xe thể thao sang trọng, mạnh mẽ và năng động. Mặc dù nỗ lực này bắt đầu bằng thiết kế lại hoàn toàn mẫu Q45, tạo ra một model mới với tên gọi G35 nhưng chính model này lại đem đến doanh thu cho Infiniti vào năm 2003. Một chiếc sedan thể thao vượt xa mẫu xe tiền nhiệm G20 (nguyên mẫu là Nissan Primera) và G35 (nguyên mẫu là Nissan Skyline) với thành công chớp nhoáng đã giành giải “Xe của năm 2003” do tạp chí Motor Trend bình chọn. Nối tiếp thành công của G35 là sự ra đời của mẫu xe crossover thể thao FX35/45. Dòng FX sử dụng các linh kiện phụ tùng giống với chiếc xe thể thao G35 coupe và được thiết kế dành riêng cho thị trường Mỹ. Vài năm sau, một số nhà sản xuất ôtô khác cũng cho ra đời những mẫu xe có phong cách thiết kế tương tự, vì thế Infiniti quyết định liệt FX vào đứng trong hàng ngũ của loại xe CUV (Crossover utility vehicle). Năm 2004, Infiniti có thêm phiên bản dẫn động bốn bánh của mẫu sedan thể thao G35 nhằm thu hút khách hàng của các đối thủ Audi và BMW trong cùng phân khúc. Tiếp đó công ty cũng quyết định đưa ra một model SUV cỡ lớn hơn để cạnh tranh với Toyota Land Cruiser / Lexus LX470, và Infiniti QX56 ra đời, được thiết kế dựa trên mẫu Nissan Armada đang có mặt trên thị trường Mỹ lúc bấy giờ. Doanh thu và danh tiếng của Infiniti ngày càng tăng và series G35 đã định vị Infiniti là thương hiệu xe “BMW Nhật Bản”. Danh tiếng ngày càng được nâng cao bởi các model FX35/FX45 SUV và M35/M45 được thiết kế lại vào năm 2006. Các model M35/M45 đã nhận được nhiều lời khen ngợi của cánh báo chí, giành chiến thắng tại cuộc kiểm tra, thử xe của tạp chí Car and Driver và cũng được bình chọn là mẫu sedan hạng sang tốt nhất trên tạp chí tiêu dùng Mỹ. Năm 2007, Infiniti giới thiệu bản thiết kế lại của mẫu G35 sedan, tiếp sau đó là phiên bản mới của series G coupe, G37 ra đời vào năm 2008. Chiếc coupe này lần đầu xuất hiện tại Triển lãm ôtô quốc tế New York. Cũng trong năm 2008, mẫu crossover cỡ nhỏ Infiniti EX35 mới ra đời, trở thành model tiên phong mở đường cho Infiniti xâm nhập phân khúc crossover cỡ nhỏ hạng sang. Dòng EX sử dụng động cơ 3.5L V6, 306 mã lực giống model G35 và đối thủ cạnh tranh của nó là BMW X3, Land Rover LR2 và Acura RDX. Carlos Ghosn, Chủ tịch kiêm CEO của Nissan Motor cho biết Triển lãm ôtô Geneva 2008 là bến đỗ Infiniti chọn để lấn sân sang thị trường Châu Âu. Buổi giới thiệu sản phẩm chính thức được lên kế hoạch vào mùa thu năm 2008 và kỳ vọng hoạt động của Infiniti sẽ vươn ra 21 quốc gia Châu Âu trong vòng 2 năm. Bốn model được Infiniti đưa vào thị trường Châu Âu gồm Infiniti FX37 thế hệ mới và Infiniti FX50 SUV, Infiniti G37, Infiniti G37 coupe và Infiniti EX37 crossover. Trụ sở của Infiniti tại Châu Âu nằm ở Rolle, Thụy Sĩ Một số mẫu xe sắp ra mắt của Infiniti: - Infiniti M: Chiếc sedan thể thao hạng sang này được xem như là đối thủ cạnh tranh mới của bộ tam: Audi A6, BMW 5-Series, và Mercedes-Benz E-Class. Series 201 Infiniti M gồm model M37 với động cơ 3.7L V6 sinh 330 mã lực, 270 lb-ft giống bản Infiniti G37 coupe 2008 và model M56 với công suất lên tới 420 mã lực. Theo kế hoạch, thời gian giới thiệu model Infiniti M sẽ là đầu xuân 2010. - Bản hybrid của mẫu xe G sedan, M sedan và FX. - Bản động cơ diesel của các mẫu M sedan, EX và FX (chỉ dành cho thị trường Tây Âu). - Infiniti QX: Mẫu xe SUV này dự kiến sẽ trình làng vào hè năm nay. 2011 Infiniti QX gồm hai bản 2WD và AWD có cùng động cơ 5.6L V8. Không giống mẫu xe tiền nhiệm của mình, Infiniti QX sẽ được lắp ráp tại Nhật Bản.
Continue Reading...

KIA

Giới thiệu chung KIA Motors là một công ty sản xuất ô tô lớn thứ hai của Hàn Quốc thuộc Tập đoàn ôtô Hyundai Kia AG, có trụ sở chính đặt tại Yangjae-dong, Seocho-gu, Seoul. Tại Mỹ có chi nhánh Kia Motors America. Ngày 20/10/2006, Kia Motors America đã tổ chức lễ động thổ cho xưởng lắp ráp đầu tiên trên đất Mỹ tại West Point, Georgia với chi phí ban đầu lên tới hơn 1 tỷ USD. Từ năm 2005, Kia bắt đầu tập trung vào thị trường Châu Âu, đến nay đã là công ty sản xuất ô tô tăng trưởng nhanh nhất tại Anh và đạt được nhiều thành công trên thị trường Châu Âu. Lịch sử phát triển Theo Kia Motors, cái tên "Kia" gồm 2 từ: "Ki" (ký tự chữ Hán với nghĩa "vượt khỏi") và "a" (viết tắt của Asia - Châu Á). Nói nôm na cụm từ này có nghĩa là “vươn ra ngoài Châu Á”. Kia, công ty sản xuất ô tô lâu đời nhất của Hàn Quốc, được thành lập năm 1944 với tên gọi Kyungsung Precision Industry, chuyên sản xuất ống thép và xe đạp. Năm 1952, Kyungsung Precision Industry chính thức được đổi thành Kia và chuyển sang sản xuất xe máy, xe tải, ô tô. Năm 1986, Kia trở thành đối tác với Ford và đã sản xuất một số mẫu xe dựa trên model của Mazda như Pride (Mazda 121) và Avella (được bán ở Bắc Mỹ và Úc với tên gọi Ford Festiva và Ford Aspire). Các model này được bán ở thị trường trong nước và xuất khẩu sang một số nước khác. Năm 1992, Kia Motors America ra đời. Những chiếc xe đầu tiên mang thương hiệu Kia ở Mỹ đã được bán tại 4 đại lý thuộc thành phố Portland, Oregon vào tháng 2/1994. Lúc này, các đại lý của Kia tại Mỹ chủ yếu bán model Sephia, vài năm sau mới phát triển thêm mẫu xe Sportage. Tuy nhiên, năm 1997, Kia bị phá sản do cuộc khủng hoảng tài chính châu Á và bị công ty đối thủ, Hyundai Motor Company mua lại, lập nên Tập đoàn Ôtô Huyndai Kia. Kia Motors America Kia Motors America (KMA) là chi nhánh phân phối, tiếp thị và bán hàng tại Mỹ của công ty Kia Motor ở Seoul, Hàn Quốc. KMA phân phối sản phẩm của công ty tại hơn 640 đại lý trên toàn nước Mỹ. Năm 2007, Kia Motor đã đạt mức doanh thu kỷ lục trong 14 năm liên tiếp ở Mỹ. Kia Motors Europe Kia Motor Europe (KME) là chi nhánh bán hàng ở châu Âu của Kia Motors Corporation (KMC). Năm 2007, KME đã chuyển địa điểm từ 185 Hauptstrasse, Eschborn, Frankfurt sang gần Messe ở trung tâm thành phố Frankfurt. Từ 1995 đến 1999, Kia đã sản xuất các phiên bản tay lái trái và phải của model Sportage SUV tại nhà máy Karmann, Đức. Kia bắt đầu tấn công thị trường Châu Âu từ đầu năm 1991 bằng cách nhập khẩu loại xe mini Pride vào châu lục này. Lúc đầu dòng xe này rất được ưa chuộng nhưng đến cuối thập niên 90, doanh thu bị giảm sút nhanh chóng. Đến tháng 5/2000, Kia tuyên bố ngừng sản xuất Pride. Năm 1994, Kia bắt đầu nhập dòng xe Mentor cỡ lớn (Kia Sephia) với kiểu thân hatchback và saloon nhằm mở rộng chủng loại sản phẩm tại thị trường Châu Âu, cạnh tranh với Ford Escort và Vauxhall/Opel Astra. Các model này vẫn được bán cho tới năm 2004, model Cerato mới được tung ra thị trường đã đưa Kia trở thành đối thủ đáng gờm cạnh tranh với các thương hiệu khác trong cùng phân khúc. Dòng xe Sportage SUV đã trở nên nổi tiếng khắp Châu Âu nhưng từ năm 2002, Kia đạt được doanh thu lớn hơn nhờ việc tung ra thị trường mẫu xe Sorento cỡ lớn. Kia không hề tham gia phân đoạn thị trường xe gia đình cỡ lớn tại châu Âu cho đến năm 1999, hãng quyết định tung ra thị trường model saloon Credos 4 cửa. Chiếc xe này có kích cỡ tương tự Ford Mondeo nhưng lại được bán với giá rẻ hơn chiếc Focus cỡ nhỏ. Mẫu xe này có không gian nội thất rộng rãi, khoang chứa đồ lớn, giá cả cạnh tranh, trang thiết bị tiện nghi và đáng chú ý hơn là nó đã thu hút được nhiều khách hàng của các thương hiệu nổi tiếng đã có trên thị trường Châu Âu như Ford, Vauxhall/Opel, Renault và Peugeot. Thế hệ tiếp theo của Credos là Magentis cũng được tung ra thị trường vào năm 2001 và cho đến nay vẫn rất nổi tiếng như Kia đã kỳ vọng. Năm 1999, Kia gia nhập thị trường xe MPV (Multi-Purpose Vehicle) với model Sedona có giá rẻ nhất ở Anh. Năm 2004 đánh dấu sự xuất hiện của Kia Picanto tại Châu Âu (còn gọi là Kia Morning tại thị trường châu Á). Loại xe city car này đã nhanh chóng chứng minh nó phù hợp với túi tiền của khách hàng trên khắp Châu Âu. Tính đến năm 2007, Kia đã có mặt trên thị trường ô tô Châu Âu được 16 năm. Chỉ với một mẫu xe được bán khi lần đầu tiên xuất hiện nhưng giờ đây Kia đã mở rộng sang các dòng xe khác ngoại trừ loại xe hạng sang và xe thể thao. Mặc dù doanh thu vẫn còn thua kém những thương hiệu nổi tiếng ở châu Âu nhưng doanh thu hiện nay của Kia đã rất ấn tượng đối với một thương hiệu mới vào thị trường Châu Âu từ thập niên trước.
Continue Reading...

FORD

Giới thiệu chung Ford là tập đoàn ôtô đa quốc gia của Mỹ và là một trong những nhà sản xuất ôtô hàng đầu thế giới có trụ sở chính được đặt tại Dearbon, bang Michigan, ngoại ô của Metro Detroit, Hoa Kỳ. Được sáng lập bởi Henry Ford, đến năm 1903 Ford đã trở thành tập đoàn công nghiệp ô tô hàng đầu thế giới. Đến nay, hãng đã sở hữu rất nhiều nhãn mác xe hơi nổi tiếng thế giới bao gồm Lincoln và Mercury tại Mỹ; Jaguar, Aston Martin và Land Rover tại Anh; và Volvo tại Thụy Điển. Ford cũng nắm một phần ba số cổ phiếu của Mazda. Đứng thứ ba trong số những hãng ôtô bán chạy nhất thế giới vào năm 2005, tập đoàn này còn là một trong mười tập đoàn có doanh thu cao nhất. Năm 1999, Ford được đánh giá là một trong những nhà sản xuất ô tô có mức sinh lợi lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình hình kinh doanh của công ty không mấy khả quan; kể từ năm 1995 đến nay, Ford không giành thêm được thị phần nào ở khu vực Bắc Mỹ. Ford đã giới thiệu phương thức sản xuất ôtô và phương pháp quản lý nguồn nhân lực trên quy mô lớn , đặc biệt là những dây chuyền lắp rắp được xây dựng công phu mà tiêu biểu là dây chuyền lắp ráp tự động. Sự kết hợp các nhà máy hiệu quả cao, nguồn nhân công được trả lương hậu hĩnh và những quy trình sản xuất chi phí thấp của Henry Ford đã được khắp thế giới biết đến như là Triết lý kinh tế vào năm 1914. Những thành tựu ban đầu Ford ra đời từ một nhà máy chuyên nâng cấp xe wagon vào năm 1903 với số vốn tiền mặt là $28.000 của 12 cổ đông. Trong những năm đầu khi mới thành lập, công ty chỉ sản xuất được vài chiếc ôtô mỗi ngày tại nhà máy nằm trên đại lộ Mack ở Detroit. Henry Ford thành lập ra hãng Ford năm ông 40 tuổi. Và từ đó đến nay Ford trở thành một trong những công ty lớn nhất và mang lại nhiều lợi nhuận nhất trên thế giới. Đây cũng là một trong số ít các công ty đã trụ vững được sau cuộc Đại suy thoái kinh tế. Từ hơn 100 năm nay, hãng luôn nằm dưới sự lãnh đạo của các thành viên trong gia đình Ford. Năm 1908, Ford cho ra đời chiếc Ford model T đầu tiên được sản xuất tại nhà máy Piquette. Sau đó ít lâu công ty đã chuyền tới một nhà máy rộng hơn là Highland park để kịp đáp ứng nhu cầu của khách hàng về dòng xe Model T. Đến năm 1913, công ty đã đạt được những kỹ thuật căn bản của phương pháp sản xuất theo dây chuyền lắp ráp và sản xuất hàng loạt; và cùng năm đó, Ford giới thiệu dây chuyền lắp ráp tự động đầu tiên trên thế giới. So với việc lắp ráp thủ công, dây chuyền này đã tiết kiệm thời gian sản xuất trong tháng 10 từ 12 tiếng 30 phút xuống còn 2 tiếng 40 phút. Tuy nhiên, phương pháp này không phổ biến lắm và chi phí cho công nhân lại rất lớn. “Chi phí’ ở đây nghĩa là chi phí cho việc đào tạo và thuê công nhân có tay nghề thấp. Ford là công ty đầu tiên ở Mỹ áp dụng chính sách lương tối thiểu và tuần làm việc 40 tiếng trước khi chính phủ cho thi hành đạo luật này. Tháng 1 năm 1914, hãng đã nâng cao tính hiệu quả của công ty bằng cách tăng lương gấp đôi cho nhân viên và áp dụng giờ làm việc 8 tiếng/ngày thay vì 9 tiếng như trước đây. Hãng tiến hành thuê những công nhân lành nghề và từ đó năng suất lao động tăng vọt còn số lượng nhân công từ bỏ công việc giảm đi rõ rệt do chi phí sản xuất giảm. Ford lại tiếp tục giảm giá sản phẩm và thiết lập nên mạng lưới đại lý phân phối độc quyền trung thành với nhãn mác. Cuối năm 1913, Ford là nhà cung cấp 50% số xe tại thị trường Mỹ và đến năm 1918 một nửa số xe trên nước Mỹ là Model T của Ford. Henry đã từng nói: “ Khách hàng muốn lựa chọn sơn xe màu nào cũng được không nhất thiết phải là mầu đen.” bởi vì lúc đó sơn màu đen là loại sơn khô nhanh nhất, tốt nhất. Những mẫu xe ban đầu thường có sẵn nhiều loại màu sơn. Năm 1951, Henry Ford thực hiện sứ mệnh hoà bình bằng một chuyến công du tới Châu Âu. Ông cùng với những người yêu hoà bình khác đã nỗ lực hết mình nhằm ngăn chặn cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Uy tín cá nhân Ford được nhân lên gấp bội. Ford tiếp tục những nỗ lực của mình bên cạnh hình ảnh chiếc Model T đang trở thành bạn đồng hành của quân đội đồng minh. Những thành tựu sau chiến tranh thế giới thứ nhất Năm 1919, Edsel Ford nắm quyền lãnh đạo công ty thay cha mình, lúc đó Henry Ford vẫn nằm trong ban lãnh đạo. Giá thành sản phẩm của Ford tương đối thấp nhờ dây chuyền lắp ráp hiệu quả, nhưng công ty vẫn áp dụng lối quản lý cá nhân đã lỗi thời và không chú ý tới nhu cầu của người tiêu dùng về xe hơi cao cấp. Dần dần hãng đánh mất thị phần của mình cho GM và Chryster. Hai hãng xe này cùng nhiều đối thủ cạnh tranh khác bắt đầu sản xuất những mẫu xe mới với nhiều đặc điểm vượt trội và dáng vẻ sang trọng. GM có nhiều loại xe từ giá rẻ cho đến hạng sang, đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng. Các đối thủ khác thì bắt đầu thâm nhập vào thị trường mới bằng cách hỗ trợ tín dụng cho khách hàng khi mua sản phẩm. Khách hàng có thể mua những chiếc ôtô giá cao bằng cách trả góp hàng tháng. Ban đầu, Ford không tán thành cách bán hàng này và cho rằng nó có thể gây ảnh hưởng không tốt tới khách hàng và gây ra những gánh nặng cho nền kinh tế sau này. Nhưng cuối cùng thì tháng 12 năm 1927 hãng cũng tham gia vào thị trường tín dụng khi xuất xưỏng Model A tái thiết, thay thế Model T sau khi đã sản xuất hơn 15 triệu chiếc. Năm 1925, Ford mở rộng sản xuất sang thị trường hạng sang bằng việc sát nhập với hãng Lincoln (cái tên này được đặt theo tên của vị tổng thống mà Henry rất ngưỡng mộ) và chi nhánh Mercury bắt đầu được thiết lập từ năm những năm 1930 để phục vụ thị trường ôtô có giá trung bình. Tổng thống Franklin Roosevelt đã từng ví Detroit như “ Thánh địa tự do”. Ford đã góp phần quan trọng trong chiến thắng của quân đồng minh tại chiến tranh thế giới thứ hai. Là người theo chủ nghĩa hoà bình, Henry Ford nhấn mạnh cuộc chiến tranh đó chỉ tốn thời gian sức lực và ông không muốn trục lợi từ cuộc chiến đó. Henry Ford sợ rằng quân Nazis có thể quốc hữu hoá các nhà máy sản xuất của ông ở Đức. Đây là thời gian khó khăn đối với nhiều công ty của Mỹ đang làm ăn tại Châu Âu. Đến mùa xuân năm 1939, quân Nazis đã từng ngày chiếm quyền sở hữu các nhà máy của Ford. Châu Âu hầu như bị phong toả. Ford đã thật sáng suốt khi chuyển sang sản xuất phục vụ chiến tranh. Những thành tựu sau chiến tranh thế giới thứ 2 Tháng 5, 1943, Edsel Ford chết, để trống chiếc ghế chủ tịch công ty. Henry Ford tiến cử Harry Bennett, người đã hợp tác với ông từ lâu lên giữ chức này. Vợ góa của Edsel là Eleanor, người thừa kế cổ phần của Edsel, muốn con mình là Henry Ford II được nắm vị trí đó. Vấn đề được giải quyết sau một thời gian khi chính Henry, lúc ấy đã 79 tuổi, phải đích thân giữ chức đó. Henry Ford II ra khỏi Hải quân và trở thành phó chủ tịch chấp hành, trong khi Harry Bennett có một ghế trong hội đồng và chịu trách nhiệm về nhân sự, các quan hệ lao động và quan hệ đối ngoại. Công ty rơi vào thời kỳ khó khăn hai năm sau đó, thua lỗ $10 triệu một tháng. Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã phải cấp cho Ford một khoản tiến cứu trợ để việc sản xuất của họ có thể tiếp tục trong thời chiến. Tới năm 1945, tình trạng suy yếu của Henry Ford đã khá rõ ràng và vợ cùng con dâu của ông buộc ông phải từ chức để trao quyền cho cháu trai, Henry Ford II. Henry Ford II giữ chức chủ tịch công ty từ năm 1945 tới năm 1960; Chủ tịch hội đồng quản trị và Tổng giám đốc từ năm 1960 tới năm 1980. Henry Ford mất năm 1947. Ông chưa bao giờ biết hết giá trị của công ty mà ông đã sáng lập. Cuốn sách tiểu sử A&E thống kê, có gần 7 triệu người trên thế giới đã bày tỏ lòng tiếc thương vì sự ra đi của ông. Năm 1946 Robert McNamara gia nhập tập đoàn Ford với vai trò là giám đốc kế hoạch và nhà phân tích tài chính. Ông nhanh chóng thăng tiến qua hàng loạt các vị trí lãnh đạo cao cấp của công ty và rồi lên chức Chủ tịch của Ford vào ngày 9 tháng 11 năm 1960, một ngày sau thành công của Kennedy trong cuộc Bầu cử Tổng thống. Là nhà lãnh đạo đầu tiên không phải là người nhà Ford, McNamara đã giành được sự tín nhiệm từ Henry Ford II. Ông đã đóng góp vào thành công của Ford trong thời kỳ Hậu chiến tranh. 5 tuần sau khi nhậm chức chủ tịch ở Ford, ông đã nhận lời mời của Tổng thống Kennedy tham gia nội các của Tổng thống với vai trò là Bộ trưởng quốc phòng. Vào những năm 1950, Ford giới thiệu mẫu xe thể thao Thunderbird năm 1955 và dòng xe Edsel năm 1958 nhưng mẫu xe này đã bị ngừng sản xuất vào năm 1960 sau 27 tháng có mặt ở thị trường. Sau thất bại của chiếc Edsel, hãng tiếp tục giới thiệu chiếc Ford Falco năm 1960 và chiếc Mustang năm 1964. Đến năm 1967, công ty Ford Châu Âu được thành lập. Lee Iacocca đã tham gia thiết kế thành công nhiều mẫu xe của Ford, tiêu biểu là chiếc Ford Mustang. Ông trở thành chu tịch của Ford năm 1978 nhưng do mâu thuẫn với Henry Ford II, ông bị cách chức mặc dù năm đó ông đã mang về $2.2 tỷ tiền lãi cho công ty. Harold Poling giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc của Ford từ 1990 đến 1993, sau đó Jacques Nasser thay thế trong giai đoạn 1999-2001. Cháu trai đời thứ 3 của Henry Ford, William Clay Ford Jr , trở thành Chủ tịch hội đồng quản trị và Tổng giám đốc của Ford đến tháng 9 năm 2006 và hiện nay, Mulally đến từ Boeing là người kế nhiệm cương vị này. Năm 2006, gia đình nhà Ford nắm 5% cổ phiếu và điều khiển khoảng 40% số lượng bầu cử thông qua một loại cổ phiếu độc lập. Ford là một trong hai tập đoàn tiêu biểu trong việc quyên góp từ thiện. Gia đình nhà Ford cũng là gia đình rất nổi tiếng ở Bang Michigan và ở Mỹ. - 1896: Henry Ford sản xuất chiếc xe đầu tiên- Quadricycle - một khung xe ngựa có 4 bánh xe đạp - 1901: Henry Ford giành thắng lợi trong cuộc đua xe đẳng cấp cao tại Gross Point, Mi. - 1903: Ford hợp tác với 11 nhà đầu tư. Chiếc Ford Model A đầu tiên được giới thiệu - 1,708 chiếc đã được sản xuất. - 1904: Henry Ford hợp tác với Harvey Firestone của công ty lốp xe Firestone. - 1906: Ford trở thành nhãn mác xe bán chạy nhất nước Mỹ với 8,729 chiếc được sản xuất - 1908: Model T được giới thiệu. 15 triệu chiếc xe đã được sản xuất cho đến năm 1927. - 1911: Ford mở nhà máy đầu tiên ở ngoài khu vực Bắc Mỹ- tại Manchester, Anh. - 1913: Dây chuyền lắp ráp tự động đầu tiên được giới thiệu tại nhà máy lắp ráp Highland Park, tăng tốc độ lắp ráp chiếc Model T nhanh hơn 8 lần. - 1914: Ford tăng tiền công tối thiểu của công nhân lên $5/ngày- gấp đôi mức lương hiện hành. - 1918: Xây dựng khu liên hợp lắp ráp Rouge. - 1919: Edsel Ford thay thế chức Chủ tịch công ty của cha mình, Hery Ford. - 1921: Sản lượng của Ford vượt mức 1 triệu xe/ năm, gấp 10 lần so với hãng sản xuất bán chạy thứ 2 là Chevrolet. - 1922: Ford mua lại công ty ôtô Lincoln với giá 8 triệu Đôla Mỹ. - 1925: Ford giới thiệu chiếc Ford Tri-Motor, chiếc máy bay dân dụng đầu tiên. - 1926: Ford Australia được thành lập ở Geelong,Victory, Australia. - 1927: Chiếc Ford Model T bị ngừng sản xuất, Ford giới thiệu thế hệ xe mới, Model A, sản xuất tại nhà máy Rouge. - 1929: Ford khẳng định vị trí số 1 của mình bằng việc sản xuất trên 1.5 triệu chiếc ôtô. - 1931: Ford và Chevry lần lượt trở thành những nhà sản xuất hàng đầu của Mỹ, trong cuộc chạy đua bán hàng suốt thời kỳ Đại suy thoái. - 1932: Ford giới thiệu động cơ V8 - 1936: Chiếc Lincoln Zephyr được giới thiệu. - 1938: Lãnh sự quán của Đức ở Cleverland đã trao tặng Henry Ford giải thưởng Grand Cross of the German Eagle, danh hiệu cao quý nhất mà Đức quốc xã trao tặng cho người nước ngoài. - 1939: Chi nhánh Mercury được thành lập để đáp ứng phân khúc thị trường trung bình. Chi nhánh này tồn tại đến năm 1945. - 1941: Mẫu xe cao cấp Lincoln Continental được ra mắt. Ford cũng bắt đầu sản xuất những chiếc “jeep” phục vụ cho quân đội. Thoả thuận về lao động đầu tiên với UAW-CIO bao gồm lao động ở bắc Mỹ. - 1942: Sản xuất xe dân dụng tạm ngừng, các nhà máy tập trung sản xuất máy bay ném bom B-24 Liberator, xe tăng và các sản phẩm khác phục vụ chiến tranh. - 1943: Edsel Ford mất ở tuổi 49 do căn bệnh ung thư, Henry Ford lại giữ chức chủ tịch. - 1945: Henry Ford II lên chức chủ tịch. - 1945: Lincoln và Mercury được kết hợp thành một chi nhánh. - 1946: Whiz Kids, cựu sỹ quan Lực lương Không quân Quân sự Mỹ, được thuê để khôi phục lại công ty. Sản xuất ô tô lại tiếp tục. - 1947: Henry Ford mất do xuất huyết não ở tuổi 83. Henry Ford II nắm chức Chủ tịch hội đồng quản trị. - 1948: Chiếc xe tải F-1 và chiếc Lincoln Continental được giới thiệu. - 1949: Ford giới thiệu tất cả các thế hệ xe thời kỳ Hậu chiến. Chiếc wagon vừa chỏ khách vừa cho hàng “Woody” được giới thiệu. - 1954: Thunderbird được ra mắt như một chiếc xe hạng sang với động cơ V8. Ford bắt đầu thực hiện các cuộc thử nghiệm đụng độ và mở Arizona Proving Grounds. - 1956: Mẫu xe Lincoln Continental Mark II giá $10,000 được giới thiệu. Ford tiến hành niêm yết cổ phiếu. - 1957: Ford ra mắt mẫu xe Edsel vào mùa thu năm 1957 dành cho model 1958. Ford là nhãn mác bán chạy nhất với 1,68 triệu xe được sản xuất - 1959: Quỹ tín dụng Ford được thành lập. Ford ngừng sản xuất mẫu xe Edsel vào tháng 11 năm 1959. - 1960: Mẫu xe Ford Galaxie và Ford Falco ra mắt. - 1960: Robert Mcnamara được Henry Ford II bổ nhiệm làm Chủ tịch của Ford. - 1960: Chủ tịch Robert McNamara được Tổng thống John F.Kennedy bổ nhiệm làm Bộ trưởng quốc phòng Mỹ. - 1964: Ford Mustang và Ford GT 40 được giới thiệu. - 1965: Doanh số của Ford ở thị trường Mỹ đã vượt ngưỡng 2 triệu chiếc. - 1967: Công ty Ford Châu Âu được thành lập. - 1968: Dòng xe Lincoln Mark Series được giới thiệu như một sản phẩm xe cá nhân hạng sang cạnh tranh với Cadillac Eldorado. - 1970: Ford mở rộng hoạt động sang khu vực Châu Á Thái Bình Dương. - 1973: Nhãn mác Ford Mỹ đã vượt mức kỷ lục 2,35 triệu chiếc. - 1976: Dây an toàn có thể co rút dành cho xe hơi được sản xuất. - 1979: Ford nắm 25% cổ phần của Mazda. - 1981: Chiếc Lincoln Town Car ra mắt, được coi là mẫu xe đỉnh nhất của mọi dòng xe. Ford Escort có mặt tại thị trường Mỹ. - 1985: Ford Tarus được giới thiệu với thiết kế phi thuyền mang tính cách mạng. Doanh thu hàng năm đạt $53 tỷ. - 1987: Ford dành được thương hiệu Aston Martin Lagonda và Hertz Rent-a –Car. - 1989: Ford dành được Jaguar, và Mazda MX-5 Miata được trình làng. - 1990: Ford Explorer được giới thiệu , biến SUV thành xe gia đình phổ biến. - 1993: Ford giới thiệu túi khí kép như một thiết bị an toàn tiêu chuẩn. - 1995: Doanh thu hàng năm của Ford đạt 137 tỷ Đôla Mỹ. - 1996: Ford certifies all plants in 26 countries to ISO 14001 environmental standards. The Jaguar XJS with optional V12 is discontinued. Ford được cấp giấy chứng nhận tât cả các nhà máy sản xuất ở 26 nước trên thế giới đạt tiêu chuẩn môi trường ISO 14001. - 1996: Ford tăng cường đầu tư chứng khoán bằng việc tăng lượng cổ phiếu biểu quyết ở Mazda lên 33.4%. - 1997: Ford tiến hành thiết kế lại hầu hết các mẫu xe Ford, Mercury, Lincoln và Jaguar. Cũng trong năm này Ford cho ra mắt chiếc SUV hạng sang đầu tiên. - 1999: Ford mua lại nhãn mác Volvo. Bill Ford trở thành Chủ tịch hội đồng quản trị. - 1999: Thành lập đội đua xe công thức một Jaguar. - 2000: Ford mua lại nhãn mác Land Rover từ BMW. Lincoln LS và Jaguar S-Type được giới thiệu. Doanh thu hàng năm đã đạt mức 141 tỷ đôla Mỹ. - 2001: Chiếc Ford Thunderbird được giới thiệu lần thứ hai. - 2002: Lincoln Continental bị ngừng sản xuất sau gần 50 năm có mặt trên thị trường, Jaguar X-Type được giới thiệu. - 2003: Ford tròn 100 tuổi. Ford GT được ra mắt nhằm kỷ niệm sự kiện này. Lincoln Navigator được thiết kế lại cùng với những mẫu Lincoln khác. - 2004: Bán chiếc xe đua Jaguar Racing cho Red Bull BmbH. - 2004: Chiếc Ford Escape Hybrid và chiếc SUV xăng- điện đầu tiên được giới thiệu. - 2005: Chiếc Ford Mustang phổ biến được thiết kế lại hoàn toàn dành cho model năm 2005, vẫn giữ lại phong cách của những model những năm 1960 nhưng với một hệ truyền động mới và một khung gầm mới. Doanh thu hằng năm đạt đỉnh $178 triệu. - 2005-2006: Ford ngừng sản xuất Mercury Sable năm 2005, và Ford Taurus năm 2006 sau 20. - 2006: Ford thông báo về những những cải tổ chính, được gọi là ‘Con đường phía trước” nhằm đưa năng suất sản xuất, và chi phí cố định phù hợp với thị phần dự tính - 2006: Bill Ford từ chức Giám đốc điều hành và Alan Mulally sau đó được bổ nhiệm thay thế ông. - 2006: Ford mua lại nhãn mác Rover từ BMW. Các nhãn mác xe của Ford Hiện Ford đang sản xuất xe dưới một số cái tên như Lincoln và Mercury tại Mỹ. Năm 1958, Ford giới thiệu một nhãn mác mới, Edsel, nhưng doanh số nghèo nàn đã khiến nó bị ngừng sản xuất vào năm 1960. Sau đó, năm 1985, Ford tiếp tục giới thiệu nhãn mác Merkur nhưng đến năm 1989 nó cũng chịu chung số phận với Edsel. Ford có nhà máy sản xuất tại: Canada, Mexico, Anh, Đức, Brazil, Argentina, Australia, Trung Quốc, và nhiều nước khác trong đó có cả những nước ở khu vực Nam Phi. Hãng cũng có một thoả thuận hợp tác với nhà sản xuất ô tô Nga GAZ. Từ năm 1989, Ford có thêm những nhãn hiệu mới như: Aston Martin, Jaguar, Daimler, Land Rover, và Rover (Sau này Jaguar và Land Rover đã được bán cho tập đoàn xe hơi Ấn Độ Tata vào năm 2008) đến từ nước Anh và Volvo từ Thụy Điển, cũng như một lượng cổ phần áp đảo (33,4%) của Mazda, Nhật, hãng mà Ford hợp tác mở một nhà máy liên doanh tại Flat Rock, Michigan, Mỹ, được gọi là Liên minh ô tô. Những nhãn mác danh tiếng của hãng , trừ Lincoln, được quản lý thông qua Tập đoàn Ô tô Cao cấp.
Continue Reading...

FIAT

Fiat (Fabbrica Italiana Automobili Torino) là tập đoàn chuyên sản xuất ôtô, động cơ, một tập đoàn công nghiệp và tài chính có trụ sở tại Turin, miền Bắc Italia. Tập đoàn này do một nhóm các nhà đầu tư, trong đó có Giovanni Agnelli, thành lập năm 1899. Ôtô của Fiat được sản xuất bán ở khắp nơi trên thế giới không phân biệt thể chế chính trị và khác biệt văn hoá. Xưởng lắp ráp lớn nhất ngoài địa phận Italia của Fiat là Brazil, theo sau là Argentina và Ba Lan. Gianni Agnelli, cháu của Giovanni Agnelli đã trở thành chủ tịch tập đoàn suốt từ năm 1966 đến khi qua đời vào tháng 1/2003. Thực chất từ năm 1966, ông chỉ là chủ tịch danh dự còn chủ tịch nắm quyền là Cesare Romiti. Qua nhiều lần đổi ngôi, năm 2004 Luca Cordero di Montezemolo lên nắm quyền chủ tịch và Sergio Marchionne trở thành Giám đốc điều hành (CEO) của Fiat. Ban đầu tập Fiat tập trung chủ yếu vào việc sản xuất xe con, xe chuyên dụng cho ngành công nghiệp và nông nghiệp. Sau này, tập đoàn mở rộng hoạt động sang nhiều lĩnh vực khác. Đến nay, Fiat đã trở thành tập đoàn công nghiệp lớn nhất của Ý, hoạt động trên 61 quốc gia với 1.063 công ty chi nhánh và 223.000 nhân viên, trong đó có 111.000 người nước ngoài.Được xem là tập đoàn sản xuất ôtô lớn nhất của Ý, Fiat sản xuất đủ loại xe từ xe cỡ nhỏ đến những chiếc xe thể thao (do Farrari sản xuất). Các công ty ôtô thuộc tập đoàn Fiat gồm có Fiat Group Automobiles S.p.A, Ferrari S.p.A., Iveco S.p.A. và Maserati S.p.A. Riêng Fiat Group Automobiles S.p.A điều hành các công ty: Abarth & C. S.p.A., Alfa Romeo Automobiles S.p.A., Fiat Automobiles S.p.A., Fiat Professional và Lancia Automobiles S.p.A. Lịch sử phát triển Năm 1899, Giovanni Agnelli cùng một số nhà đầu tư đã sáng lập nên Tập đoàn Fiat và nắm quyền điều hành cho đến khi ông qua đời năm 1945. Model xe đầu tiên do Fiat sản xuất, 3 ½ CV (rất giống với loại xe Benz thời bấy giờ) với động cơ kép có dung tích 697 cc. Năm 1903, Fiat sản xuất mẫu xe tải đầu tiên. Đến năm 1908 Fiat bắt đầu xuất khẩu ôtô sang thị trường Mỹ, đồng thời lúc này xe taxi của Fiat đang rất được ưa chuộng tại Châu Âu. Chỉ 2 năm sau Fiat đã trở thành công ty sản xuất ôtô lớn nhất tại Italia và vị trí này vẫn được duy trì đến ngày nay. Cũng trong năm 1910, Fiat đã cấp phép cho xưởng đặt tại Poughkeepsie, NewYork - Mỹ, sản xuất chiếc xe đầu tiên. Vào thời điểm đó giá bán của xe Fiat tại Mỹ dao động trong khoảng $3.600-$8.600 (đắt hơn nhiều so với giá $825 của chiếc Ford Model T đương thời). Năm 1917, Chiến tranh thế giới lần thứ nhất nổ ra, nhà máy tại Mỹ đã phải đóng cửa do những quy định của nước này quá rườm rà. Lúc này tất cả nhà máy của Fiat đều được dùng để sản xuất máy bay, động cơ, súng máy, xe tải và xe cứu thương cho quân Đồng minh. Sau chiến tranh, Fiat cho ra đời chiếc máy kéo đầu tiên của hãng, chiếc 702. Đầu thập niên 20, thị phần của Fiat tại Ý đã lên tới 80%. Năm 1922, Fiat bắt đầu xây dựng nhà máy sản xuất ôtô Lingotto nổi tiếng lớn nhất Châu Âu. Chỉ sau 1 năm Lingotto đã được hoàn thành và đi vào hoạt động. Đây là nhà máy đầu tiên của Fiat sử dụng dây chuyền lắp ráp ôtô. Đến năm 1925, Fiat đã kiểm soát 87% thị trường ôtô Italia. Khi Đại chiến thế giới II bùng nổ, Fiat tiếp tục cung cấp máy móc và xe tải cho quân đội. Năm 1945, khi thể chế Mussolini sụp đổ, Uỷ ban giải phóng dân tộc Italia đã tước quyền lãnh đạo tập đoàn Fiat của gia đình Agnelli vì có quan hệ với chính phủ Mussolini. Mãi đến năm 1963, Gianni Agnelli, cháu trai của Giovanni đã được đề bạt nhậm chức Tổng giám đốc trong 3 năm và trở thành Chủ tịch của Fiat đến năm 1996. Ngay khi nắm lại quyền điều hành Fiat, Gianni liền tái tổ chức bộ máy quản lý và danh mục sản phẩm vì hệ thống quản lý cũ đã không còn phù hợp với mức tăng trưởng và mở rộng ra toàn cầu của Fiat trong thập niên 60. Năm 1967, Fiat thực hiện vụ thâu tóm đầu tiên khi mua hãng sản xuất ôtô Autobianchi. Cùng năm đó, doanh số của Fiat đạt 1,7 tỷ USD, đánh bại Volkswagen - đối thủ lớn nhất của Fiat tại châu Âu. Năm 1968, Fiat sản xuất khoảng 1.750.000 chiếc xe với tổng doanh thu đạt 2,1 tỷ USD. Sau khi thoả thuận hợp tác với chính quyền Xô-Viết năm 1966, Fiat xây dựng xưởng sản xuất tại thành phố Togliattigrad và đi vào hoạt động năm 1970. Sau đó, các xưởng sản xuất ôtô của Fiat mọc lên ở nhiều trung tâm công nghiệp như Yugoslavia, Ba Lan, Bungari và Romania. Năm 1986, Fiat mua lại Alfa Romeo từ chính phủ Ý. Năm 1992, hai quan chức cao cấp của Tập đoàn Fiat bị bắt vì tội tham nhũng. Một năm sau đó, Fiat mua Maserati. Năm 1995, Alfa Romeo rút khỏi Mỹ. Vào năm 2000, Fiat đã kí hợp đồng liên doanh với GM và xem đây là cơ hội để giảm bớt gánh nặng cho ngành kinh doanh ôtô. Hợp đồng này kéo dài trong 5 năm. Năm 2002 đánh dấu sự trở lại thị trường Mỹ của Maserati dưới quyền kiểm soát của Fiat. Từ đó đến nay, doanh số của Maserati ngày càng tăng mạnh. Tại giải “Xe hơi của năm”, do các tạp chí ôtô Châu Âu sáng lập năm 1964, Fiat đã 12 lần đăng quang, trong đó các model của Fiat Automobiles đã 9 lần mang chiến thắng về cho tập đoàn. Dưới đây là 9 model của Fiat Automobiles đã giành chiến thắng tại giải “Car of the year" (Xe hơi của năm):
Continue Reading...

Volvo


Được thành lập từ năm 1926, Volvo (tên lấy từ tiếng Latinh có nghĩa là ''Tôi lăn'') là một hãng nổi tiếng Châu Âu và thế giới trong lãnh vực xe berline cỡ lớn và cao cấp, cũng như các loại xe vận tải sau khi mua lại bộ phận chế tạo xe vận tải của Renault (Pháp) và Nissan (Nhật). Xe do Volvo sản xuất luôn được khen ngợi nhờ chất lượng bền chắc Do khó khăn tài chánh, các chủ nhân của Volvo đã đành phải bán hãng xe này cho tập đoàn Mỹ Ford vào năm 1999. Tuy nhiên, khó khăn nội tại của Volvo không dứt và chỉ hơn 10 năm sau, đến lượt Ford phải bán rẻ hãng xe Thụy Điển trong tay mình cho tập đoàn Geely của Trung Quốc. Giá bán Volvo cho Geely chỉ là 1,8 tỷ đô la, bằng 1/4 giá mua hồi năm 1999
Continue Reading...

BMW

BMW (Bayerische Motoren Werke AG - Các nhà máy động cơ Bayern) là một công ty sản xuất xe hơi và xe máy quan trọng của Đức. Tiền thân của BMW là Rapp Motorenwerke. Tháng 4 năm 1917 công ty đổi tên thành BMW GmbH (Công ty TNHH BMW) và một năm sau đó là BMW AG (Công ty cổ phần BMW), giám đốc đầu tiên cho đến năm 1942 là Franz Josef Popp (1886-1954). Kỹ sư nổi bật Max Friz đã nhanh chóng tạo nên tiếng tăm trong công ty trẻ tuổi này: vào năm 1917 ông phát minh ra một động cơ máy bay có bộ chế hòa khí hoạt động ở độ cao. Nhờ vào đó động cơ vẫn đạt công suất trong bầu không khí loãng ở trên cao. Thiết kế này vượt qua các thử nghiệm tốt đến mức mà BMW nhận được đơn đặt hàng hơn 2.000 động cơ từ Bộ chỉ huy lục quân Phổ. Ngày 17 tháng 6 năm 1919 một chiếc BMW IIIa đã bí mật đạt được kỷ lục thế giới về độ cao ở 9.760 mét. Nhưng lúc chấm dứt Chiến tranh thế giới lần thứ nhất và Hiệp định hòa bình Versailles ra đời thì hình như đó cũng là thời điểm chấm dứt của công ty: Hiệp định hòa bình cấm sản xuất động cơ máy bay ở Đức trong vòng 5 năm. Năm 1922 cổ đông chính Camillo Castiglioni rời bỏ công ty mang theo các quyền về thương hiệu. Ông chuyển về Bayerische Flugzeugwerke (BFW – Các nhà máy máy bay Bayern). Tiền thân của công ty này là Gustav-Otto-Flugzeugwerk (Nhà máy máy bay Gustav Otto) của Gustav Otto, một người con trai của nhà phát minh ra động cơ đốt trong (internal-combustion engine) Nikolaus Otto, đăng ký ngày 7 tháng 3 năm 1916. Ngày 7 tháng 3 năm 1916 được coi như là ngày thành lập BMW trong lịch sử chính thức của công ty. Cùng lúc khi Castiglioni chuyển về, BFW đã trở thành BMW. Một năm sau khi đổi tên, năm 1923, Max Friz và Martin Stolle thiết kế chiếc xe BMW đầu tiên, chiếc R32, và qua đó đặt nền tảng cho một con đường sản xuất mới: xe máy. Friz chỉ cần 5 tuần để phác thảo chiếc R32. Nguyên lý chính của chiếc xe máy này vẫn còn được giữ lại cho đến ngày nay: động cơ boxer và trục truyền động dùng khớp các đăng trong khung ống kép. Động cơ máy bay được tiếp tục sản xuất từ năm 1924.Năm 1928 BMW mua lại Công ty Fahrzeugfabrik Eisenach (Nhà máy xe hơi Eisenach), nhà sản xuất chiếc xe hơi loại nhỏ Dixi và vì thế bắt đầu vươn lên thành nhà sản xuất xe hơi. Ngày 22 tháng 3 năm 1929 BMW sản xuất chiếc xe hơi đầu tiên. Chiếc xe hơi này có tên là 3/15 PS và được chế tạo theo bản quyền của chiếc Autin Seven thuộc công ty Anh Austin Motor Company. Xe này được lắp ráp ở Berlin, cũng là nơi bắt đầu bán chiếc xe này lần đầu tiên vào ngày 9 tháng 6 năm 1929. Vì việc chế tạo động cơ máy bay bắt đầu được mở rộng nhanh chóng bắt đầu từ năm 1933 nên chi nhánh xe hơi và xe máy gần như trở thành mục đích phụ. Mặc dầu vậy các kiểu xe mới phát triển như 326 (1935), 327 (1937) và Sport-Roadster 328 được giới thiệu vào năm 1936 đều là những kiểu xe có sức thu hút. Đặc biệt là kiểu xe 328 đã thuyết phục được không những nhờ vào thiết kế nổi bật mà còn nhờ vào nhiều thành tích đạt được trong các cuộc đua xe thể thao mà một trong số đó là giải thưởng của Mille Miglia năm 1940. Kiểu xe này đã mang lại danh tiếng cho BMW như là một nhà sản xuất ô tô thể thao. Người Anh thích chiếc xe này đến mức Frazer-Nash đã sản xuất lại loại xe này theo bản quyền trong khi họ đã sử dụng động cơ BMW được nhập khẩu từ năm 1934.Sau hai năm tài chính 1958 và 1959 bị thua lỗ nặng, đại hội đồng cổ đông ngày 9 tháng 12 năm 1959 mang đầy tính bi kịch. Ban giám đốc và ban quản trị, cả hai đều là người do Deutsche Bank đặt vào, đưa ra đề nghị bán BMW cho Daimler-Benz (công ty mà cổ đông chính cũng là Deutsche Bank) và nếu theo đề nghị đó thì các cổ đông nhỏ gần như bị mất hoàn toàn sở hữu. Số phận của BMW dường như đã được định đoạt vì Deutsche Bank đại diện cho khoảng một nửa vốn cổ phần nhờ vào quyền bỏ phiếu của các cổ phiếu lưu ký tại nhà băng. Nhưng diễn biến lại khác đi: các cổ đông nhỏ đã chống lại đề nghị mua này nhờ vào sự giúp đỡ của luật sư Dr. Friedrich Mathern thưa kiện bảng cân đối tài khoản. Điều này chỉ cần 10% số phiếu. Bảng cân đối tài khoản thực sự là có sai sót vì phí tổn chế tạo kiểu ô tô mới 700 được hoàn dần trong vòng chỉ có một năm. Vì thế việc mua lại BMW đã thất bại. Năm 1990 BMW thành lập với Rolls-Royce công ty liên doanh BMW-Rolls-Royce và qua đó lại trở thành nhà sản xuất động cơ máy bay. Việc mua công ty Anh Rover năm 1994 đã trở thành một thất bại hoàn toàn, làm cho BMW tiêu tốn mất 9 tỉ DM, Tổng giám đốc Bern Pischetsrieder và Giám đốc kỹ thuật Wolfgang Reitzle mất chức. Cả hai rời khỏi công ty. Dự án Rover được kết thúc vào năm 2000 và BMW chỉ giữ lại nhãn hiệu cho loại xe nhỏ Mini. Từ năm 2002 chiếc Mini thiết kế mới được bán thành công. Sau các tranh cãi kéo dài với Volkswagen (xem Rolls-Royce), từ năm 2003 BMW giành được quyền sở hữu nhãn hiệu sang trọng này.
Continue Reading...

Followers

Featured Post (TOP)

Bạn sẽ hoàn toàn yên tâm ! Việc bảo hành là một phần quan trọng liên quan đến uy tín hay sự phát triển bền vững của chúng tôi. Đối với mỗi loại xe, chúng tôi đều có sự liên kết chặt chẽ với các trạm bảo hành tương ứng với chủng loại xe đó. Chúng tôi sẽ đứng ra, chịu trách nhiệm về thủ tục bảo hành, về thời gian và chi phí cho bạn. Vì thế, việc bảo hành giờ đây sẽ không phải lo lắng nữa.. Khách hàng mua xe đều yên tâm với dịch vụ bảo hành tại GLOBALCARS. Các dòng xe Thái Hoàng Auto chịu trách nhiệm phân phối đều được bảo hành chính hãng. Để đảm bảo quyền lợi cho quý khách khi sử dụng, đội ngũ chăm sóc khách hàng của GLOBALCARS sẽ phối hợp cùng khách hàng đến các trạm bảo hành của hãng xe liên quan để kiểm tra và hoàn thiện mọi thủ tục Đối với chế độ bảo hành tại hãng, khách hàng sẽ được hưởng chế độ bảo hành theo tiêu chuẩn: Thời gian bảo hành xe mua mới là 2 năm hoặc 20.000 km tùy theo điều kiện nào đến trước. Bên cạnh việc chăm sóc khách hàng tại hãng khách hàng có thể yên tâm hơn với hệ thống bảo hành tại chỗ của Công ty. Trong thời gian bảo hành, bạn được chúng tôi phục vụ vệ sinh nội thất bằng chất liệu dưỡng da của Mỹ, cứ 3 tháng 1 lần kể từ khi nhận xe (đối với khách hàng trong phạm vi nội thành Hà Nội chúng tôi sẽ phục vụ tại nhà). Đối với khách hàng ngoại thành và các tỉnh lân cận khác, chúng tôi sẽ phục vụ vệ sinh tại công ty (thời gian do quý khách lựa chọn)

Follow The Author

.